|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc quản lý Bộ Y tế
Số hiệu:
|
25/2019/TT-BYT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Y tế
|
|
Người ký:
|
Trương Quốc Cường
|
Ngày ban hành:
|
30/08/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc của thực phẩm
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế.Theo đó, để đảm bảo thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có trách nhiệm như sau:
- Phải thiết lập hệ thống dữ liệu, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm thực phẩm;
- Lưu giữ, duy trì hệ thống dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm hết hạn tối thiểu 12 tháng;
Đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không bắt buộc ghi hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất;
- Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với sản phẩm thực phẩm phải truy xuất và phải thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật nếu thực phẩm không bảo đảm an toàn;
- Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn và gửi báo cáo kết quả truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm quyền tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện…
Đồng thời, việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 25/2019/TT-BYT bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2019.
BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/2019/TT-BYT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 8 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM THỰC PHẨM THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật an
toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP
ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP
ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm,
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định việc
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, trường hợp truy
xuất nguồn gốc và trách nhiệm thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm,
các vi chất bổ sung vào thực phẩm, phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc
thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là sản phẩm thực phẩm)
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
số 15/2018/NĐ-CP ngày 2 tháng 2 năm 2018 của
Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham
gia sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Điều 1 Thông tư
này (sau đây gọi tắt là cơ sở); các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có
hoạt động liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ
Y tế tại Việt Nam.
Điều 3. Nguyên tắc truy xuất
nguồn gốc sản phẩm thực phẩm
1. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo
nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được
công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở
sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh
doanh sản phẩm thực phẩm.
2. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được
thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm thực phẩm cần truy xuất.
3. Khi thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực
phẩm không bảo đảm an toàn, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm sử dụng
thông tin được trích xuất từ hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm do
cơ sở thiết lập theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này và các
nguồn thông tin khác có liên quan.
Điều 4. Yêu cầu về thông tin của
hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở sản xuất
sản phẩm thực phẩm
Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép,
lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau đây:
1. Thông tin về lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm:
a) Tên sản phẩm thực phẩm;
b) Số lô sản xuất của sản phẩm thực phẩm;
c) Số lượng sản phẩm thuộc lô sản phẩm thực phẩm đã
sản xuất;
d) Ngày sản xuất của lô sản phẩm thực phẩm;
đ) Hạn sử dụng đối với sản phẩm thực phẩm có quy định
bắt buộc ghi hạn sử dụng;
e) Mã nhận diện sản phẩm thực phẩm (nếu có);
g) Nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến của
lô sản phẩm thực phẩm: tên, các thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối
với sản phẩm sản xuất trong nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định
đối với sản phẩm nhập khẩu;
h) Bao bì, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp
xúc trực tiếp với thực phẩm dùng để bao gói lô sản phẩm thực phẩm: tên, các
thông tin về nguồn gốc sản phẩm theo quy định đối với sản phẩm sản xuất trong
nước, các thông tin về xuất xứ hàng hóa theo quy định đối với sản phẩm nhập khẩu.
2. Số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã xuất kho,
còn tồn ở các kho của cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm.
3. Danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại
lý phân phối sản phẩm thực phẩm (nếu có); số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã
nhập, đã bán và còn tồn tại kho.
Điều 5. Yêu cầu về thông tin của
hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm đối với cơ sở kinh
doanh sản phẩm thực phẩm
Khi thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thực phẩm cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải tổ chức, ghi chép,
lưu trữ, bảo đảm sẵn sàng trích xuất và báo cáo được các thông tin sau đây:
1. Tên, địa chỉ của cơ sở cung cấp sản phẩm thực phẩm
cho cơ sở kinh doanh.
2. Thông tin về loại sản phẩm thực phẩm, số lượng sản
phẩm của lô sản phẩm thực phẩm đã nhập, đã bán và còn tồn ở kho cơ sở kinh
doanh.
3. Danh sách tên, địa chỉ của khách hàng, các đại
lý phân phối sản phẩm thực phẩm (nếu có); số lượng sản phẩm của lô sản xuất đã
nhập, đã bán và còn tồn tại kho.
Điều 6. Các trường hợp truy xuất
nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải
thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn ngay khi
tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân về sản phẩm
thực phẩm không bảo đảm an toàn của cơ sở.
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải
thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm không bảo đảm an toàn khi có yêu cầu của
cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ sở sản
xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm
1. Thiết lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản
phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm thực phẩm, nguồn gốc,
xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản,
kinh doanh sản phẩm thực phẩm theo quy định tại các Điều 4 và Điều 5 của Thông
tư này.
2. Lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin
truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm của cơ sở trong thời gian tối thiểu là
12 (mười hai) tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm, 24 tháng kể từ
ngày sản xuất lô sản phẩm đối với dụng cụ, vật liệu chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp
với thực phẩm và sản phẩm thực phẩm không yêu cầu bắt buộc ghi hạn sử dụng.
3. Phải thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực
phẩm theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này và gửi báo cáo bằng văn bản kết
quả thực hiện việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm về cơ quan có thẩm
quyền tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi tự phát hiện hoặc nhận được thông
tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hoặc yêu cầu truy xuất của cơ quan có thẩm
quyền. Báo cáo có đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông
tư này.
4. Phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn
đối với lô sản phẩm thực phẩm phải truy xuất. Trường hợp sản phẩm thực phẩm
không bảo đảm an toàn phải được thu hồi và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
5. Việc áp dụng hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc
sản phẩm thực phẩm theo mã nhận diện sản phẩm được thực hiện khi có yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Hiệu Iực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 10 năm
2019.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có trách nhiệm tổ
chức, hướng dẫn triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này
trong toàn quốc.
2. Sở Y tế, cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực
phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn
triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này tại địa phương theo
thẩm quyền phân cấp quản lý.
3. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Chánh Văn
phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục,
Tổng Cục thuộc Bộ Y tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc,
các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm)
để hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- UB các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Công báo, Cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra Bộ, VP Bộ;
- Ban QL ATTP các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Y tế các bộ, ngành;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố;
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, ATTP (02b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
|
Thông tư 25/2019/TT-BYT quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
MINISTRY OF
HEALTH
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 25/2019/TT-BYT
|
Hanoi, August 30,
2019
|
CIRCULAR ON TRACEABILITY OF FOOD-RELATED PRODUCTS UNDER
MANAGEMENT OF MINISTRY OF HEALTH Pursuant to Law on Food Safety No. 55/2010/QH12
dated June 17, 2010; Pursuant to Decree No. 15/2018/ND-CP dated
February 02, 2018 of Government on elaborating to a number of Articles of Law
on Food Safety; Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June
20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational
structure of Ministry of Health; At the request of Director of Vietnam Food
Administration; Minister of Health promulgates Circular on
traceability of food-related products under management of Ministry of Health, Article 1. Scope ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2. Regulated entities This Circular applies to entities and persons
participating in manufacture and business relating food-related products
specified in Article 1 of this Circular (hereinafter referred to as
"establishment”); other entities and persons whose operations involve
food safety assurance under management of Ministry of Health in Vietnam. Article 3. Principles of
traceability of food-related products 1. The traceability of
food-related products shall be implemented following the one step forward – one
step back approach in a manner that ensures tracing and identification of the
previous manufacturing process and the next manufacturing process in
manufacturing facilities; the previous manufacturing or business establishment
and the next manufacturing or business establishment which have manufactured
and conducted business regarding the food-related products. 2. The traceability of
food-related products shall be implemented in batch with respect to the food-related
products that require traceability. 3. When tracing origins of
potentially unsafe food-related products, the manufacturing or business
establishments shall utilize information extracted from database of product
traceability created by such establishments as specified in Articles 4 and 5 of
this Circular and other relevant sources of information. Article 4. Requirements
regarding information of traceability database of food-related products
applicable to food-related product manufacturing establishments When establishing a traceability database of
food-related products, a food-related product manufacturing establishment must
organize, keep record, archive, be ready to extract and report the following
information: 1. Information on batch of the
food-related products: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) Batch number of the food-related products; c) Amount of products in a manufactured batch; d) Production date of the batch of the food-related
products; dd) Expiration date with respect to products compelled
by law to specify the expiration date thereof; e) Product code of food-related products (if any); g) Ingredients, additives and processing aids of
the batch: name, information on the product origin complying with regulations
on domestically manufactured products, information on goods origin complying
with regulations on imported products. h) Packaging, tools, wrapping and container
materials coming into contact with the food when used to wrap the food-related
products: name, information on the product origin complying with regulations on
domestically manufactured products, information on goods origin complying with
regulations on imported products 2. Amount of products in
batches that are delivered or in inventory of the food-related product manufacturing
establishment. 3. List of name and address of
clients, agents distributing food-related products (if any); amount of products
in batches received, sold and in inventory. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 When establishing a database of traceability of
food-related products, a food-related product business establishment must
organize, keep record, archive, be ready to extract and report the following
information: 1. Name and address of
facilities providing food-related products for the business establishment. 2. Information on kind of
food-related products, amount of products of batches received, sold and in inventory
of the business establishment. 3. List of name and address of
clients, agents distributing food-related products (if any); amount of products
in batches received, sold and in inventory. Article 6. Cases of
traceability of potentially unsafe food-related products 1. A food-related product
manufacturing and business establishment must trace origin of a potentially
unsafe food-related product as soon as he/she detects or receives warnings from
entities or persons regarding potentially unsafe food-related products of the
establishment. 2. A food-related product
manufacturing and business establishment must trace the origin of a potentially
unsafe product at request of competent authority. Article 7. Responsibilities of
food-related product manufacturing and business establishments 1. Establish the traceability
database of food-related products, fully retain all information on the batch of
food-related products, origins, product safety, materials, manufacturing
process, processing, preservation and trade of food-related products as
specified in Articles 4 and 5 of this Circular. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Trace the origin of
food-related products as specified in Article 6 of this Circular and submit
reports implementation results of traceability of food-related products to
competent authorities within a maximum of 5 working days from the date on which
warnings of entities, persons are received or requested by competent
authorities. The report must fully include information specified in Articles 4
and 5 of this Circular. 4. Analyze and identify reason
for unsafe situation of batches of food-related products that are traced. If a
food-related product is unsafe, it must be recalled and handled as per the law.
5. Application of traceability
database of food-related products based on the product code shall be
implemented at request of competent authorities. Article 8. Entry into force This Circular comes into force from October 16,
2019. Article 9. Responsibility for
implementation 1. Vietnam Food Administration
(Ministry of Health) shall organize, guide, examine and inspect the
implementation of this Circular on a nationwide scale. 2. Department of Health and food
safety competent agencies of provinces and central-affiliated cities shall
organize, guide, examine and inspect the implementation of this Circular within
their respective division. 3. Director General of Vietnam
Food Administration, Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of Ministry,
Directors, Director General of Departments, General Departments affiliated to
Ministry of Health and relevant entities and persons shall implement this
Circular. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Truong Quoc Cuong
Thông tư 25/2019/TT-BYT ngày 30/08/2019 quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế
27.134
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|