Không hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải trả chi phí cưỡng chế hay không?
- Các hoạt động cưỡng chế nằm trong phạm vi chi của chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
- Người bị cưỡng chế không thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý thế nào?
Người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính có phải trả chi phí cưỡng chế hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 166/2013/NĐ-CP thì trong quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì có một khoản chi phí chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước để phục vụ cho công tác cưỡng chế.
Và khoản tạm ứng này sẽ được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định về hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế như sau:
"Điều 6. Hoàn trả tạm ứng chi phí cưỡng chế
1. Khi kết thúc việc thi hành quyết định cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế trình người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt quyết toán chi phí cưỡng chế. Cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm gửi quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt cho đối tượng bị cưỡng chế (trường hợp đối tượng bị cưỡng chế đã nộp chi phí cưỡng chế).
2. Trường hợp đã thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này, căn cứ quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành cưỡng chế có thông báo bằng văn bản về quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt gửi cho đối tượng bị cưỡng chế để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác).
Chậm nhất 10 ngày từ khi nhận được thông báo quyết toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp chi phí cưỡng chế cho cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế. Khi thu được tiền từ đối tượng bị cưỡng chế, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế phải làm thủ tục hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế cho cơ quan của người ra quyết định cưỡng chế để hoàn ứng cho ngân sách nhà nước."
Như vậy sau khi thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thì cơ quan thi hành cưỡng chế sẽ thông báo cho người bị cưỡng chế biết về khoản chi phí này để nộp chi phí cưỡng chế.
Trong trường hợp này chậm nhất là 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo trên người bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp lại chi phí cưỡng chế.
Đồng thời tại Điều 41 Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về bắt buộc nộp chi phí cưỡng chế như sau:
"Điều 41. Thanh toán chi phí cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có thể ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính."
Như vậy người bị cưỡng chế sẽ chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế.
Không hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Các hoạt động cưỡng chế nằm trong phạm vi chi của chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định có các khoản chi phục vụ cho các hoạt động cưỡng chế như sau:
- Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế: chi phí bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế;
- Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
- Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản kê biên;
- Chi phí thù lao cho các chuyên gia tham gia định giá để tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật;
- Chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản:
+ Chi phí bán đấu giá theo quy định của pháp luật trong trường hợp người ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá;
+ Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, công khai việc bán đấu giá trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
- Chi phí thực tế khác liên quan đến thực hiện cưỡng chế (nếu có).
Người bị cưỡng chế không thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư 05/2017/TT-BTC quy định như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế
...
3. Đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc nộp chưa đủ chi phí hoặc nộp chậm thời hạn theo thông báo của cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế có quyền ban hành tiếp quyết định cưỡng chế để thu hồi chi phí cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính."
Theo đó tại điểm a, b, và điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có các biện pháp cưỡng chế như sau:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?