Không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón thì bị xử lý như thế nào theo quy định mới?
Mức phạt tiền cho hành vi không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón ra sao?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Mức phạt tiền cho hành vi không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón được xác định theo nội dung quy định tại Điều 26 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lưu giữ hồ sơ khảo nghiệm phân bón đúng quy định;
b) Không nộp báo cáo định kỳ hàng năm kết quả hoạt động của tổ chức khảo nghiệm phân bón hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì đầy đủ các điều kiện của tổ chức khảo nghiệm phân bón được công nhận trong quá trình hoạt động khảo nghiệm;
b) Không tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp kết quả sai so với kết quả khảo nghiệm phân bón.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện khảo nghiệm phân bón hoặc thực hiện khảo nghiệm không đúng quy định nhưng vẫn cấp kết quả khảo nghiệm.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa tài liệu khảo nghiệm phân bón.
Đồng thời, tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền cho hành vi không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón cho từng chủ thể vi phạm như sau:
Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón thì bị xử lý như thế nào theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Có bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận khi không duy trì điều kiện công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón không?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm từ 12 tháng đến 18 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức khảo nghiệm phân bón không duy trì điều kiện công nhận sẽ bị tước quyền sử dụng Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón và tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Theo đó, tùy tính chất mức độ vi phạm sẽ có thời gian thực hiện khác nhau, từ 06 tháng đến 12 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả cho hành vi vi phạm này là gì?
Căn cứ quy định về biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 7 Điều 26 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về khảo nghiệm phân bón
...
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm phân bón đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại tài liệu đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định thì đối với trường hợp không duy trì đầy đủ các điều kiện của tổ chức khảo nghiệm phân bón được công nhận trong quá trình hoạt động khảo nghiệm, biện pháp khắc phục hậu quả là phải hủy bỏ kết quả khảo nghiệm tổ chức đó thực hiện.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?