Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời gian bao lâu thì Thừa phát lại bị miễn nhiệm?
Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời gian bao lâu thì Thừa phát lại bị miễn nhiệm?
Trường hợp miễn nhiệm Thừa phát lại được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
2. Thừa phát lại bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;
c) Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;
d) Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;
đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
e) Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;
g) Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;
h) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
...
Theo đó, Thừa phát lại sẽ bị miễn nhiệm khi không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Miễn nhiệm Thừa phát lại (Hình từ Internet)
Ai có quyền miễn nhiệm Thừa phát lại?
Người có quyền miễn nhiệm Thừa phát lại được quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Miễn nhiệm Thừa phát lại
...
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại theo đề nghị của Sở Tư pháp nơi Thừa phát lại đăng ký hành nghề hoặc tự mình quyết định việc miễn nhiệm Thừa phát lại khi có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc hành nghề của Thừa phát lại tại địa phương mình. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ cho rằng Thừa phát lại thuộc trường hợp bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp miễn nhiệm Thừa phát lại kèm theo tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và tài liệu làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức xác minh hoặc tự mình xác minh bảo đảm các căn cứ miễn nhiệm đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, người có quyền miễn nhiệm Thừa phát lại là Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Thừa phát lại bị miễn nhiệm do không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại thì có thể đề nghị bổ nhiệm lại không?
Việc Thừa phát lại bị miễn nhiệm do không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại có thể đề nghị bổ nhiệm lại không, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
Bổ nhiệm lại Thừa phát lại
1. Người được miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Nghị định này được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi có đề nghị.
2. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại theo quy định tại điểm c, d khoản 2 Điều 13 của Nghị định này chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
3. Người bị miễn nhiệm Thừa phát lại do đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích thì không được bổ nhiệm lại Thừa phát lại.
...
Như vậy, Thừa phát lại bị miễn nhiệm do không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại quy định tại Điều 6 của Nghị định này và lý do miễn nhiệm không còn.
Lưu ý: Trường hợp này người bị miễn nhiệm Thừa phát lại chỉ được đề nghị bổ nhiệm lại Thừa phát lại sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?