Không chấp hành lệnh huy động lực lượng tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Khi có cháy xảy ra thì cần phải thông báo cho những đơn vị nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết và báo cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy.
...
Như vậy, bất kỳ ai khi phát hiện cháy bằng mọi cách phải báo cháy cho mọi người xung quanh biết và báo cho 1 hoặc cả 3 đơn vị sau:
(1) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
(2) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
(3) Chính quyền địa phương nơi xảy ra cháy.
Không chấp hành lệnh huy động lực lượng tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền huy động lực lượng để chữa cháy hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy như sau:
Thẩm quyền và thủ tục huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
b) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của lực lượng phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định;
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có thẩm quyền huy động lực lượng để chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
Không chấp hành lệnh huy động lực lượng tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ như sau:
Vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
c) Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
d) Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
...
Đồng thời căn cứ Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi không chấp hành lệnh huy động lực lượng tham gia chữa cháy của người có thẩm quyền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này chỉ áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?