Không bổ nhiệm lại công chức viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp nào theo quy định hiện hành?
Không bổ nhiệm lại công chức viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp nào?
Tại Điều 2 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 định nghĩa không bổ nhiệm lại như sau::
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
11. Không bổ nhiệm lại là việc công chức khi hết thời hạn giữ chức vụ, chức danh không được bổ nhiệm tiếp tục giữ chức vụ, chức danh đó.
...
Dẫn chiếu đến Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại
1. Việc bổ nhiệm lại được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ hoặc chức danh, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo;
b) Cơ quan, đơn vị có nhu cầu;
c) Đủ sức khỏe để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hoặc chức danh cũ.
d) Không thuộc trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
2. Không bổ nhiệm lại khi công chức thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Công chức có nguyện vọng không bổ nhiệm lại;
b) Không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Trong thời gian 36 tháng gần nhất đến thời điểm bổ nhiệm lại, công chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
c1) Có từ 02 năm trở lên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
c2) Có 01 lần bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc 01 lần bị xử lý kỷ luật cảnh cáo;
Trường hợp có một lần bị kỷ luật khiển trách trong thời gian giữ chức vụ hoặc chức danh và quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực theo quy định hoặc một lần bị kỷ luật khiển trách nhưng chưa hết hiệu lực mà có nhiều thành tích công tác trong thời gian giữ chức vụ hoặc chức danh và vẫn đủ điều kiện, tiêu chuẩn khác thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành xem xét bổ nhiệm lại (trừ trường hợp bị kỷ luật vì tham nhũng);
Trường hợp công chức có một lần bị xử lý bị kỷ luật cảnh cáo trong thời gian giữ chức vụ, chức danh nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác, được tặng bằng khen của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của các Bộ, Ngành trung ương trở lên; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thì có thể được xem xét bổ nhiệm lại.
c3) Để xảy ra từ 02 trường hợp (bị can hoặc bị cáo) trở lên bị đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc bản án có hiệu lực pháp luật tuyên bị cáo không phạm tội do lỗi của mình hoặc có vi phạm pháp luật khác gây dư luận bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Ngành.
...
Chiếu theo quy định này thì công chức Viện kiểm sát nhân dân không được bổ nhiệm lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Công chức có nguyện vọng không bổ nhiệm lại;
- Không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021;
- Trong thời gian 36 tháng gần nhất đến thời điểm bổ nhiệm lại, công chức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có từ 02 năm trở lên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
+ Có 01 lần bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc 01 lần bị xử lý kỷ luật cảnh cáo;
+ Để xảy ra từ 02 trường hợp (bị can hoặc bị cáo) trở lên bị đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm hoặc bản án có hiệu lực pháp luật tuyên bị cáo không phạm tội do lỗi của mình hoặc có vi phạm pháp luật khác gây dư luận bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của Ngành.
Không bổ nhiệm lại công chức viện kiểm sát nhân dân trong trường hợp nào theo quy định hiện hành? (hình từ internet)
Công chức Viện kiểm sát nhân dân không được bổ nhiệm lại thì bị giáng chức hay điều chuyển công tác?
Cũng tại Điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Điều kiện bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại
...
3. Công chức không được bổ nhiệm lại được xem xét bố trí công tác khác.
4. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
5. Công chức khi hết thời hạn bổ nhiệm mà chưa có quyết định bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh của cấp có thẩm quyền thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh hiện giữ. Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của chức vụ lãnh đạo, quản lý, chức danh đó do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, quyết định.
Theo đó, công chức không được bổ nhiệm lại thì được xem xét bố trí công tác khác.
Hồ sơ đề nghị không bổ nhiệm lại công chức Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những giấy tờ gì?
Tại Điều 15 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức đối với công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 400/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, không bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu
...
2. Hồ sơ không bổ nhiệm lại gồm
a) Tờ trình đề nghị không bổ nhiệm lại;
b) Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc không bổ nhiệm lại;
c) Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về không bổ nhiệm lại;
3. Hồ sơ kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu gồm:
a) Tờ trình về việc đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến tuổi nghỉ hưu do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng công chức trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Biên bản họp và kết quả kiểm phiếu đề nghị kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị;
c) Sơ yếu lý lịch do công chức tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4x6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ;
d) Bản tự nhận xét đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ;
đ) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
e) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình có giá trị trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
g) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
h) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
3. Hồ sơ không bổ nhiệm lại gồm Tờ trình, các tài liệu chứng minh công chức thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
Đối chiếu với quy định này thì hồ sơ đề nghị không bổ nhiệm lại công chức Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những giấy tờ sau:
- Tờ trình đề nghị không bổ nhiệm lại;
- Nghị quyết của Ban cán sự đảng hoặc văn bản của lãnh đạo và cấp ủy Viện kiểm sát nhân dân (nơi không có Ban cán sự đảng) về việc không bổ nhiệm lại;
- Văn bản hiệp y của cấp ủy địa phương về không bổ nhiệm lại;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?