Không báo cáo việc thất thoát tiền chất thuốc nổ, người được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Nội dung quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ gồm những gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 định nghĩa về tiền chất thuốc nổ như sau:
Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ.
Căn cứ theo Điều 72 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
6. Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
9. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
Theo đó, thực hiện quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ gồm những nội dung sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục tiền chất thuốc nổ.
- Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của tiền chất thuốc nổ, tiêu chuẩn kho bảo quản tiền chất thuốc nổ.
- Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Thực hiện thống kê nhà nước về tiền chất thuốc nổ.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ.
Quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ (Hình từ Internet)
Người được giao nhiệm vụ nhưng không báo cáo về việc thất thoát tiền chất thuốc nổ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm k khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
k) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và pháo;
...
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người được giao nhiệm vụ nhưng không báo cáo về việc thất thoát tiền chất thuốc nổ thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm như thế nào trong quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Luật này.
...
Đồng thời, theo Điều 20 Nghị định 79/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Quốc phòng như sau:
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:
a) Kiến nghị Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng và công cụ hỗ trợ phù hợp quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
b) Thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
c) Quy định việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và lực lượng Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
d) Tổ chức đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng;
đ) Tiếp nhận, xử lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng do cơ quan Công an hoặc tổ chức, cá nhân giao nộp;
e) Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo thẩm quyền;
g) Phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa chữa, chuyển loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
Như vậy, trách nhiệm của Bộ Quốc phòng trong quản lý nhà nước về tiền chất thuốc nổ được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?