Khối B gồm những tổ hợp môn nào? Yêu cầu đối với đề thi và hội đồng ra đề thi được quy định như thế nào?
Khối B gồm những tổ hợp môn nào?
Các tổ hợp môn khối B thông thường gồm 3 môn: Toán, Sinh học và Hóa học. Trong đó, có 2 môn Toán và Sinh học là chính. Còn riêng môn Hóa học có thể thay thế bằng Lịch sử, Địa lý hoặc Ngữ văn, Giáo dục công dân, Khoa học xã hội hoặc Tiếng Anh:
B00: Toán, Sinh học, Hóa học
B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
B02: Toán, Sinh học, Địa lý
B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Tổ hợp môn khối B là khối thiên về khoa học tự nhiên nên đòi hỏi thí sinh đăng ký xét tuyển với hai môn bắt buộc là Toán và Sinh học. Hai môn học này dường như thuộc hai lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, kiến thức giữa chúng lại có thể hỗ trợ nhau trong việc thu thập dữ liệu, phân tích và giải mã nên được xếp chung một tổ hợp môn.
Khối B gồm những tổ hợp môn nào? Yêu cầu đối với đề thi và hội đồng ra đề thi được quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Thay đổi về môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024?
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Tải về
Theo khoản 1 Điều 1 Dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT có nêu rõ như sau:
Bài thi
1. Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn); 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
2. Đối với bài thi tổ hợp, thí sinh chỉ được đăng ký một bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần trong cùng một bài thi tổ hợp (đối với thí sinh tự do). Thí sinh được ĐKDT môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông; thí sinh là học viên GDTX được ĐKDT bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
So với quy định hiện hành tại Điều 3 Quy chế thi ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về bài thi như sau:
Bài thi
Tổ chức thi 05 bài thi, gồm: 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (viết tắt là KHTN) gồm các môn thi thành phần Vật lí, Hóa học, Sinh học; 01 bài thi tổ hợp Khoa học Xã hội (viết tắt là KHXH) gồm các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT hoặc các môn thi thành phần Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT.
Theo dự thảo thì bài thi tốt nghiệp THPT năm 2024 căn bản không thay đổi số môn thi THPT so với hiện hành.
Tức:
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học tự nhiên:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Vật lí, Hóa học, Sinh học trong 01 bài thi tổ hợp.
- Đối với thí sinh thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.
- Đối với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thi tổ hợp Khoa học Xã hội:
+ Toán;
+ Ngữ văn;
+ Tiếng anh;
+ Lịch sử, Địa lí.
Tuy nhiên, điểm mới ở đây là:
- Thí sinh được đăng ký dự thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông
- Thí sinh là học viên GDTX được ĐKDT bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
- Quy định rõ môn ngoại ngữ dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 bao gồm:
+ Tiếng Anh,
+ Tiếng Nga,
+ Tiếng Pháp,
+ Tiếng Trung Quốc,
+ Tiếng Đức,
+ Tiếng Nhật
+ Tiếng Hàn
Quy định về hội đồng ra đề thi trong kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT) quy định về hội đồng ra đề thi như sau:
Hội đồng ra đề thi
- Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi).
- Thành phần Hội đồng ra đề thi:
+ Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;
+ Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo các phòng, trung tâm thuộc Cục QLCL;
+ Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;
+ Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;
+ Lực lượng công an do Bộ Công an điều động;
+ Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng ra đề thi:
+ Các Tổ ra đề thi và các thành viên khác của Hội đồng ra đề thi làm việc độc lập và trực tiếp với lãnh đạo Hội đồng ra đề thi; người được giao nhiệm vụ nào, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ đó, không được tham gia các nhiệm vụ khác;
+ Mỗi thành viên của Hội đồng ra đề thi phải chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung của đề thi và bảo đảm bí mật, an toàn đề thi theo đúng chức trách của mình và theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi:
+ Tổ chức soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của đề chính thức và đề dự bị;
+ In sao đề thi đúng quy định, đủ số lượng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia; đóng gói, niêm phong, bảo quản đề thi và bàn giao đề thi gốc cho Tổ Vận chuyển và bàn giao đề thi của Ban chỉ đạo cấp quốc gia;
+ Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm trong khu vực ra đề thi từ lúc bắt đầu soạn thảo đề thi cho đến hết thời gian thi của môn cuối cùng của kỳ thi;
+ Đề nghị Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định khen thưởng, kỷ luật (nếu có) đối với các thành viên Hội đồng ra đề thi.
- Chủ tịch Hội đồng ra đề thi điều hành toàn bộ hoạt động ra đề thi theo nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng ra đề thi; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GDĐT về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng ra đề thi theo quy định của Quy chế này.
- Các thành viên của Hội đồng ra đề thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?