Khoảng cách từ bộ phận thu sét với các bộ phận của mái nhà phải đảm bảo từ bao nhiêu mét theo quy định hiện nay?

Cho tôi hỏi khoảng cách từ bộ phận thu sét với các bộ phận bất kỳ của mài nhà công trình xây dựng phải đảm bảo đạt khoảng cách từ bao nhiêu mét mới đáp ứng được yêu cầu của hệ thống chống sét? Có cần phải bọc nhựa PVC cho bộ phận thu sét hay không? Ngoài bộ phận thu sét ra thì hệ thống chống sét còn có những bộ phận nào? Câu hỏi của anh Trường từ Đà Nẵng.

Bộ phận thu sét là gì?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống định nghĩa về bộ phận thu sét như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
3.1. Hệ thống chống sét (Lightning protection system)
Toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh.
3.2. Bộ phận thu sét (Air termination network)
Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó.
3.3. Mạng nối đất (Earth termination network)
Một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích tiêu tán dòng điện sét xuống đất.
3.4. Dây xuống (Down conductor)
Dây dẫn nối bộ phận thu sét và mạng nối đất.
3.5. Cực nối đất (Earth electrode)
Bộ phận hoặc nhóm các bộ phận dẫn điện có tiếp xúc với đất và có thể truyền dòng điện sét xuống đất.
3.6. Cực nối đất mạch vòng (Ring earth electrode)
Cực nối đất tạo ra một vòng khép kín xung quanh công trình ở dưới hoặc trên bề mặt đất, hoặc ở phía dưới hoặc ngay trong móng của công trình.
3.7. Cực nối đất tham chiếu (Reference earth electrode)
Cực nối đất có thể tách hoàn toàn khỏi mạng nối đất để dùng vào mục đích đo đạc kiểm tra.
...

Theo đó, bộ phận thu sét (Air termination network) là một bộ phận của hệ thống chống sét nhằm mục đích thu hút sét đánh vào nó.

Khoảng cách từ bộ phận thu sét với các bộ phận của mài nhà phải đảm bảo từ bao nhiêu mét theo quy định hiện nay?

Khoảng cách từ bộ phận thu sét với các bộ phận của mài nhà phải đảm bảo từ bao nhiêu mét theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Có cần phải bọc nhựa PVC cho bộ phận thu sét hay không?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống quy định như sau:

Vật liệu và kích thước
6.1. Vật liệu
Khi lựa chọn vật liệu, cần xem xét nguy cơ bị ăn mòn bao gồm ăn mòn điện hóa. Đối với việc bảo vệ dây dẫn, cần chú ý lớp bảo vệ chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt, ví dụ:
a) Phủ dây dẫn bằng chì dày ít nhất 2 mm trên đỉnh ống khói. Bọc chì cả hai đầu và tại các điểm đấu nối;
b) Nếu có thể thì bộ phận thu sét nên để trần, nếu không có thể dùng lớp PVC mỏng 1 mm để bọc trong trường hợp cần chống gỉ (đặc biệt đối với vật liệu nhôm).
Tiết diện của các mối nối trong có thể bằng khoảng một nửa mối nối ngoài (xem 12.10.2).

Như vậy, trong trường hợp có thể thì bộ phận thu sét nên để trần, nếu không có thể dùng lớp PVC mỏng 1 mm để bọc trong trường hợp cần chống gỉ (đặc biệt đối với vật liệu nhôm).

Tóm lại, không bắt buộc phải bọc nhựa PVC cho bộ phận thu sét.

Khoảng cách từ bộ phận thu sét với các bộ phận của mái nhà phải đảm bảo từ bao nhiêu mét?

Theo tiết mục 11.1 Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống quy định về khoảng cách của bộ phận thu sét với mái nhà như sau:

Bộ phận thu sét
11.1. Các nguyên tắc cơ bản
Bộ phận thu sét có thể là các kim thu sét hoặc lưới thu sét hoặc kết hợp cả hai (xem minh họa tại từ Hình 9 đến Hình 14).
Khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của mái đến bộ phận thu sét nằm ngang không nên lớn hơn 5m (xem CHÚ THÍCH 1 VÀ CHÚ THÍCH 2 trong Hình 10). Đối với những dạng mái bằng có diện tích lớn thường sử dụng lưới thu sét khẩu độ 10 m x 20 m. Đối với những mái nhà có nhiều nóc, nếu khoảng cách S giữa hai nóc lớn hơn 10 + 2H, trong đó H là độ cao của nóc (tất cả được tính bằng đơn vị m) thì phải bổ sung thêm các dây thu sét (xem Hình 11).
Đối với những công trình Bê tông cốt thép, bộ phận thu sét có thể được đấu nối vào hệ cốt thép của công trình tại những vị trí thích ứng với số lượng dây xuống cần thiết theo tính toán.
Tất cả các bộ phận bằng kim loại nằm ngay trên mái hoặc cao hơn bề mặt của mái đều được nối đất như một phần của bộ phận thu sét (xem minh họa tại Hình 4 và Hình 6 và tham khảo Hình 15).
Lớp phủ đỉnh tường, đỉnh mái và lan can bằng kim loại (xem Điều 9), lưới bằng kim loại ở sân thượng nên được tận dụng làm một phần của bộ phận thu sét (xem Hình 4, Hình 6 và Hình 16).
...

Theo tiêu chuẩn trên thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận nào của mái đến bộ phận thu sét nằm ngang không nên lớn hơn 5m.

Đối với những dạng mái bằng có diện tích lớn thường sử dụng lưới thu sét khẩu độ 10 m x 20 m. Đối với những mái nhà có nhiều nóc, nếu khoảng cách S giữa hai nóc lớn hơn 10 + 2H, trong đó H là độ cao của nóc.

Đối với những công trình Bê tông cốt thép, bộ phận thu sét có thể được đấu nối vào hệ cốt thép của công trình tại những vị trí thích ứng với số lượng dây xuống cần thiết theo tính toán.

Tất cả các bộ phận bằng kim loại nằm ngay trên mái hoặc cao hơn bề mặt của mái đều được nối đất như một phần của bộ phận thu sét.

Hệ thống chống sét cho công trình xây dựng ngoài hệ thống thu sét thì còn có những bộ phận nào?

Căn cứ Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385:2012 (BS 6651:1999) về chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống thì hệ thống chống sét cho công trình xây dựng sẽ bao gồm các bộ phận sau:

(1) Bộ phận dây xuống

(2) Các loại mối nối

(3) Điểm kiểm tra đo đạc

(4) Bộ phận dây dẫn nối đất

(5) Bộ phận cực nối đất

Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Chống sét cho công trình xây dựng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ khảo sát xây dựng công trình có được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thi công hay không?
Pháp luật
Sự cố công trình xây dựng là gì? Thời hạn báo cáo sự cố công trình xây dựng là khi nào theo quy định?
Pháp luật
Thời điểm lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng? Hồ sơ này do ai chịu trách nhiệm lập và lưu trữ?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động khi hoàn thành công trình xây dựng dành cho nhà thầu nước ngoài?
Pháp luật
Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh được quy định ra sao?
Pháp luật
Phân loại công trình xây dựng theo yêu cầu diệt và phòng chống mối? Khi xử lý thuốc phòng chống mối cho CTXD phải lưu ý những gì?
Pháp luật
Tải Mẫu Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng? Nghiệm thu hạng mục công trình vào thời điểm nào?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình là gì? Ai có trách nhiệm xác định thời hạn sử dụng của công trình?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định là dự án nhóm A theo tiêu chí nào? Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A ra sao?
Pháp luật
Thế nào là công trình xây dựng theo tuyến? Công trình xây dựng theo tuyến có được miễn giấy phép xây dựng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng
2,390 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào