Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện gì?
Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nào?
Theo Điều 23 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-NHNN quy định về điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường như sau:
(1) Khoản nợ xấu quy định tại điểm a khoản 7a Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN;
- Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.
(2) Khoản nợ xấu quy định tại điểm b khoản 7a Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được Công ty Quản lý tài sản mua khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2013/TT-NHNN;
- Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ;
- Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ;
- Trường hợp chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường thì trái phiếu đặc biệt tương ứng với khoản nợ xấu đó còn phải đáp ứng điều kiện chưa đến hạn thanh toán và đang không bị phong tỏa tại Ngân hàng Nhà nước.
Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nào? (hình từ internet)
Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 19/2013/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 14/2015/TT-NHNN quy định phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản bao gồm những nội dung tối thiểu sau:
Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
1. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường là một tập hợp các phân tích, đánh giá, đề xuất về việc mua, bán và xử lý khoản nợ xấu theo nguyên tắc thị trường.
2. Phương án mua nợ theo giá trị thị trường bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Phạm vi các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường (được phân loại theo nhóm khách hàng vay, ngành, lĩnh vực, loại tài sản bảo đảm);
b) Tổng số dư nợ xấu dự kiến mua, nguồn vốn (tiền, trái phiếu, nguồn vốn khác) và điều kiện tài chính của Công ty Quản lý tài sản để mua nợ theo giá trị thị trường;
c) Kế hoạch phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường (nếu có);
d) Phân tích, đánh giá hiệu quả, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua nợ theo giá trị thị trường;
đ) Biện pháp bán, xử lý nợ và tài sản bảo đảm
Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Phạm vi các khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường (được phân loại theo nhóm khách hàng vay, ngành, lĩnh vực, loại tài sản bảo đảm);
- Tổng số dư nợ xấu dự kiến mua, nguồn vốn (tiền, trái phiếu, nguồn vốn khác) và điều kiện tài chính của Công ty Quản lý tài sản để mua nợ theo giá trị thị trường;
- Kế hoạch phát hành trái phiếu để mua nợ xấu theo giá trị thị trường (nếu có);
- Phân tích, đánh giá hiệu quả, rủi ro và khả năng thu hồi vốn mua nợ theo giá trị thị trường;
- Biện pháp bán, xử lý nợ và tài sản bảo đảm.
Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường được quy định như thế nào?
Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường được thực hiện theo Điều 25 Thông tư 19/2013/TT-NHNN cụ thể như sau:
Thủ tục đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường
1. Công ty Quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường do người đại diện hợp pháp của Công ty Quản lý tài sản ký;
b) Nghị quyết của Hội đồng thành viên của Công ty Quản lý tài sản thông qua Phương án mua nợ theo giá trị thị trường kèm theo Phương án mua nợ theo giá trị thị trường theo quy định tại Điều 24 Thông tư này.
2. Trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Công ty Quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của năm sau.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Ngân hàng Nhà nước xem xét, có văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận Phương án mua nợ theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản. Trong trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi Công ty Quản lý tài sản phải nêu rõ lý do.
4. Căn cứ điều kiện cụ thể của Công ty Quản lý tài sản, tình hình thị trường và yêu cầu xử lý nợ xấu trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ Phương án mua nợ theo giá trị thị trường đã được chấp thuận khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?