Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoán rừng, vườn cây, mặt nước là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
2. Hợp đồng khoán là văn bản thỏa thuận dân sự về nội dung khoán và các nội dung giao kết khác giữa bên khoán và bên nhận khoán.
...
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định về việc khoán bảo vệ rừng như sau:
Khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng rừng
Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Bên khoán bảo vệ rừng:
a) Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP);
b) Tổ chức, đơn vị được giao rừng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã.
...
Theo đó, khoán bảo vệ rừng có thể hiểu là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.
Cùng với đó Nhà nước quy định về đối tượng rừng như sau:
- Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ;
- Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý;
- Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
Khoán bảo vệ rừng là gì? Đối tượng rừng được quy định thế nào? Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về khoán bảo vệ rừng như sau:
Khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5, các điểm a, b và c khoản 1 Điều 9, các điểm a, b và c khoản 1 Điều 12 ưu tiên thực hiện khoán bảo vệ rừng: diện tích rừng tiếp giáp khu dân cư cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo tại xã khu vực II, III, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương; diện tích rừng tiếp giáp với khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng.
2. Điều kiện, hạn mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Điều 4, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
3. Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng:
a) Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm. Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
b) Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
...
Như vậy, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng được tính như sau:
- Mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.
- Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
- Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha;
+ Kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Đối tượng được cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 58/2024/NĐ-CP quy định về việc cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ như sau:
Cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ
1. Đối tượng:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng;
c) Doanh nghiệp nhà nước;
d) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
đ) Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
e) Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp.
2. Mức kinh phí:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng phòng hộ được giao, ngoài kinh phí sự nghiệp thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy ban quản lý rừng.
b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
c) Đối tượng quy định tại các điểm c, d và e khoản 1 Điều này được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
...
Theo đó, đối tượng được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng phòng hộ bao gồm:
- Ban quản lý rừng phòng hộ;
- Ban quản lý rừng đặc dụng;
- Doanh nghiệp nhà nước;
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
- Ủy ban nhân dân cấp xã đang quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê;
- Các đối tượng khác theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn chi trả tiền thưởng theo Nghị định 73? Mức tiền thưởng tối đa theo Nghị định 73 đối với CBCCVC?
- Hướng dẫn CAND thu thập và xử lý tài liệu liên quan đến vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
- Có bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12/2024 không? Thời gian xác thực tài khoản mạng xã hội là bao lâu?
- Hướng dẫn cách xác thực tài khoản Facebook bằng Căn cước công dân đơn giản nhất theo quy định hiện nay?
- Quy trình kỹ thuật vận chuyển chất thải cồng kềnh từ điểm thu gom đến cơ sở xử lý theo Thông tư 35 như thế nào?