Kho bạc nhà nước tổ chức kế toán ngân sách nhà nước để thực hiện công tác kế toán như thế nào?
Kế toán ngân sách nhà nước hoạt động dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về nội dung hoạt động của ngân sách nhà nước như sau:
Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí NSNN; Tình hình thu, chi NSNN; Tình hình vay và trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản của nhà nước do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Theo đó, kế toán ngân sách nhà nước hoạt động dựa trên việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống về: Tình hình phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà nước; Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước; Tình hình vay và trả nợ vay của ngân sách nhà nước; Các loại tài sản của nhà nước do Kho bạc Nhà nước đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước tổ chức kế toán ngân sách nhà nước để thực hiện công tác kế toán như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về tổ chức bộ máy kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:
Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán; Cơ quan tài chính các cấp, đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy để thực hiện công việc kế toán theo quy trình nghiệp vụ trên TABMIS phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và các quy định của Thông tư này.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Thông tư 77/2017/TT-BTC giải thích về "TABMIS" như sau:
Giải thích từ ngữ
1. TABMIS: Là tên viết tắt bằng tiếng Anh của Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tên đầy đủ bằng tiếng Anh là: Treasury and Buget Management Information System).
2. Kho dữ liệu thu - chi ngân sách nhà nước: Là hệ thống thông tin ngân sách nhà nước (NSNN) tích hợp, tập trung do Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính quản lý, được tích hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, trong đó có Hệ thống TABMIS theo tần suất hàng ngày để cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước và nhu cầu của người dùng khác.
3. Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ: Là hệ thống thông tin tổng hợp của KBNN về NSNN và nghiệp vụ KBNN, phục vụ việc khai thác trong hệ thống KBNN và cung cấp dữ liệu cho Kho dữ liệu thu - chi NSNN.
Theo đó, Kho bạc Nhà nước các cấp tổ chức bộ máy kế toán và thực hiện công tác kế toán;
Cơ quan tài chính các cấp, đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc) chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy để thực hiện công việc kế toán theo quy trình nghiệp vụ trên TABMIS phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cấp ngân sách theo quy định pháp luật.
Kho bạc Nhà nước tổ chức kế toán ngân sách nhà nước để thực hiện công tác kế toán như thế nào? (Hình từ Internet)
Kho bạc Nhà nước được phép quản lý những loại tài sản nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về nhiệm vụ của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước như sau:
Nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
1. Thu thập, ghi chép, xử lý và quản lý dữ liệu tập trung trong toàn hệ thống về tình hình quản lý, phân bổ dự toán chi ngân sách các cấp; Tình hình thực hiện thu, chi NSNN các cấp; Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN; Các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
a) Dự toán chi NSNN;
b) Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
c) Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của NSNN;
d) Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
đ) Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
e) Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;
g) Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
h) Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;
i) Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
k) Các hoạt động nghiệp vụ khác của KBNN.
2. Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của Nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN, vay, trả nợ vay của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
3. Chấp hành chế độ báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo quy định; Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu, thông tin kế toán cần thiết, theo yêu cầu về việc khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu kế toán trên TABMIS theo phân quyền và quy định khai thác dữ liệu, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính với các đơn vị liên quan theo quy định; Đảm bảo cung cấp kịp thời thông tin kế toán phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN, công tác quản lý nợ và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan tài chính và hệ thống KBNN.
Như vậy, các loại tài sản mà Kho bạc Nhà nước được phép quản lý gồm các loại tài sản sau:
- Dự toán chi ngân sách nhà nước;
- Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
- Các khoản vay và tình hình trả nợ vay của ngân sách nhà nước;
- Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
- Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
- Các loại vốn bằng tiền: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền;
- Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của Kho bạc Nhà nước;
- Các tài sản quốc gia, kim khí quí, đá quí và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của Kho bạc Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?