Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm những hành vi nào? Đơn khiếu nại gồm những nội dung chủ yếu nào?
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm những hành vi nào?
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của Luật Khiếu nại mà không trái với quy định của Luật này.
2. Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
b) Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
3. Đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại (sau đây gọi là người khiếu nại) về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước khi có căn cứ cho rằng hành vi, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
...
Như vậy, theo quy định, khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm:
(1) Khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
(2) Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm những hành vi nào? (Hình từ Internet)
Đơn khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước gồm những nội dung chủ yếu nào?
Nội dung đơn khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 5 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) như sau:
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
...
5. Khi khiếu nại, người khiếu nại phải có đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
...
Như vậy, theo quy định, đơn khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
(2) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
(3) Nội dung khiếu nại;
(4) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
(5) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại.
Đơn khiếu nại được gửi đến Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là bao lâu?
Căn cứ khoản 4 Điều 69 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 (được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019) quy định thì thời hiệu khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước là 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước hoặc kể từ ngày biết được hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán khiếu nại về nghĩa vụ thuế trong thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc xác định nghĩa vụ thuế.
Lưu ý: Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì lý do ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?
- Quyết định 88/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? Quy tắc ứng xử cho trẻ em thế nào?