Khiếu nại kiểm toán đối với các kết luận và kiến nghị kiểm toán trái pháp luật thực hiện bằng hình thức gì?
Để làm cơ sở khiếu nại kiểm toán, việc xác định các kết luận và kiến nghị kiểm toán là trái pháp luật khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN về việc xác định căn cứ làm cơ sở khiếu nại kiểm toán như sau:
Xác định căn cứ làm cơ sở khiếu nại kiểm toán
1. Việc xác định các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán là trái pháp luật làm cơ sở khiếu nại kiểm toán khi:
a) Nội dung các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán đó không phù hợp với quy định của pháp luật; các đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị kiểm toán về lĩnh vực mà pháp luật không cho phép hoặc vượt quá phạm vi quyền hạn được giao;
b) Báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
c) Báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán ban hành không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Việc xác định hành vi có căn cứ trái pháp luật làm cơ sở khiếu nại khi thành viên Đoàn kiểm toán đã làm một việc mà pháp luật cấm hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép hoặc không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
3. Các loại thiệt hại gây ra được xác định là những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần mà người khiếu nại phải gánh chịu hoặc có nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần nếu các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trái pháp luật hoặc hành vi trái pháp luật của thành viên Đoàn kiểm toán đó không được ngăn chặn kịp thời.
4. Các đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán hoặc hành vi trái pháp luật của thành viên Đoàn kiểm toán được xác định là nguyên nhân trực tiếp hoặc nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại về quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình.
Theo quy định trên, việc xác định các kết luận và kiến nghị kiểm toán là trái pháp luật làm cơ sở khiếu nại kiểm toán khi:
- Nội dung các kết luận và kiến nghị kiểm toán đó không phù hợp với quy định của pháp luật; các kết luận và kiến nghị kiểm toán về lĩnh vực mà pháp luật không cho phép hoặc vượt quá phạm vi quyền hạn được giao;
- Báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị ban hành không đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
- Báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị kiểm toán ban hành không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
Khiếu nại kiểm toán (Hình từ Internet)
Khiếu nại kiểm toán đối với các kết luận và kiến nghị kiểm toán trái pháp luật thực hiện bằng hình thức gì?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 8 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN như sau:
Hình thức khiếu nại kiểm toán
1. Khiếu nại kiểm toán được thực hiện bằng đơn khiếu nại, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị khiếu nại thì khiếu nại phải được thực hiện thông qua người đại diện. Đơn khiếu nại phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại (Mẫu số 01A/KN).
...
Như vậy, khiếu nại kiểm toán được thực hiện bằng đơn khiếu nại, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước 2019.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị khiếu nại thì khiếu nại phải được thực hiện thông qua người đại diện. Đơn khiếu nại phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại theo Mẫu số 01A/KN Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN.
Tải mẫu Đơn khiếu nại kiểm toán tại đây: Tải về
Đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ những nội dung nào?
Tại khoản 3 Điều 8 Quy định khiếu nại, khởi kiện và trả lời kiến nghị trong hoạt động kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-KTNN như sau:
Hình thức khiếu nại kiểm toán
...
3. Đơn khiếu nại phải ghi rõ các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
d) Nội dung khiếu nại;
đ) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
e) Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo đơn (nếu có).
Theo quy định trên, đơn khiếu nại kiểm toán phải ghi rõ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, ngày, tháng, năm của văn bản bị khiếu nại; tên, số hiệu thẻ thành viên Đoàn kiểm toán (nếu có), tên Đoàn kiểm toán bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
- Các giấy tờ, tài liệu khác kèm theo đơn (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?