Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không?
- Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không?
- Người có công với cách mạng phải nộp những giấy tờ nào để chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý?
- Người có công với cách mạng nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý theo cách nào?
Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
...
Theo đó, khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Như vậy, khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý đúng không? (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng phải nộp những giấy tờ nào để chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý?
Căn cứ Điều 33 Thông tư 08/2017/TT-BTP được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BTP quy định như sau:
Giấy tờ chứng minh người thuộc diện trợ giúp pháp lý
1. Giấy tờ chứng minh là người có công với cách mạng gồm một trong các giấy tờ sau:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
b) Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
c) Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;
d) Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
đ) Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
e) Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công đối với người có công giúp đỡ cách mạng, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, để chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý thì người có công với cách mạng phải nộp một trong các giấy tờ sau:
- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền công nhận là người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến, Bằng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Bằng Anh hùng, Bằng Có công với nước;
- Quyết định trợ cấp, phụ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp xác định là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định hoặc giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, bệnh tật do nhiễm chất độc hóa học, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công đối với người có công giúp đỡ cách mạng, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, Giấy chứng nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Chiến thắng.
Người có công với cách mạng nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý theo cách nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, người có công với cách mạng nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý theo một trong các cách sau:
Cách 1: Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý:
Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
Cách 2: Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính:
Người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
Cách 3: Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử:
Khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?