Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, để chứng minh bị cáo trong sạch nhưng chủ tọa phiên tòa không cho hỏi bị hại thì có đúng không?

Tôi là bị cáo trong một vụ án xâm hại tình dục ở trẻ, vừa rồi xử sơ thẩm tôi có một số tình tiết tôi muốn hỏi bị hại để chứng minh mình trong sạch nhưng chủ tọa phiên tòa không cho tôi hỏi bị hại. Cho hỏi tòa án làm như vậy có đúng không? Hiện tại tôi đã kháng cáo, sắp tới sẽ xử phúc thẩm.

Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định như sau: Xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với người dưới 16 tuổi và sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (ví dụ: hoạt động xâm hại tình dục được thực hiện do đồng thuận với người dưới 13 tuổi); do cưỡng bức, do hứa hẹn các lợi ích vật chất (tiền, tài sản) hay các lợi ích phi vật chất (ví dụ: cho điểm cao, đánh giá tốt, tạo cơ hội tiến bộ...).

Thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là mới 15 tuổi là bao lâu?

Điều 7 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định thời hạn xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:

- Áp dụng thủ tục rút gọn đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

- Đưa các vụ án khác ra xét xử trong thời hạn không quá 1/2 thời hạn pháp luật cho phép đối với các trường hợp tương ứng.

Xét xử xâm hại tình dục trẻ em

Xét xử xâm hại tình dục trẻ em

Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người 15 tuổi, để chứng minh bị cáo trong sạch nhưng chủ tọa phiên tòa không cho hỏi bị hại thì có đúng không?

Điều 7 Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định về tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục có bị hại là người dưới 18 tuổi như sau:

- Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án phải thực hiện:

+ Xét xử kín, tuyên án công khai theo đúng quy định tại Điều 327 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi tuyên án, Hội đồng xét xử chỉ đọc phần quyết định trong bản án;

+ Phân công Thẩm phán có kiến thức hoặc kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;

+ Khi tham gia xét xử, Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân, không mặc áo choàng;

+ Xử án tại Phòng xét xử thân thiện theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 và Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

+ Có sự tham gia của người đại diện, người giám hộ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi.

- Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần thực hiện:

+ Hạn chế triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa nếu vẫn giải quyết được vụ án bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (ví dụ: sử dụng lời khai của họ ở giai đoạn điều tra, truy tố; mời họ đến Tòa án hoặc địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai trước bằng văn bản, bằng ghi âm, ghi hình có âm thanh...).

+ Trường hợp phải triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera...) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là người dưới 18 tuổi không quá 03 mét.

+ Câu hỏi đối với bị hại là người dưới 18 tuổi phải phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa, hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc; chỉ đặt câu hỏi làm rõ tình tiết vụ án; không đặt câu hỏi chỉ để tranh luận. Câu hỏi đối với bị hại dưới 10 tuổi không quá 10 từ và thời gian hỏi không liên tục quá 01 giờ.

+ Sử dụng sơ đồ hoặc mô hình cơ thể có đánh số thứ tự các bộ phận để người bị hại là người dưới 18 tuổi xác định các bộ phận bị xâm hại.

+ Khi bị cáo đề nghị được hỏi bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải chuyển câu hỏi cho người bào chữa hoặc Hội đồng xét xử hỏi.

- Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án không được:

+ Yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội;

+ Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại;

+ Đối chất giữa bị hại với người phạm tội tại phiên tòa;

+ Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là người dưới 18 tuổi chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác;

+ Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là người dưới 18 tuổi;

+ Buộc bị hại là người dưới 18 tuổi phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa;

+ Công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì anh là bị cáo sẽ không được trực tiếp hỏi bị hại dưới 18 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục trẻ em. Do đó, anh có vấn đề làm rõ muốn hỏi bị hại thì phải thông qua Hội đồng xét xử, Luật sư hoặc những người khác được quyền.

Xâm hại tình dục
Người dưới 18 tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Độ tuổi lao động năm 2024 là bao nhiêu? Người chưa đủ 18 tuổi có ký hợp đồng lao động được không?
Pháp luật
Người chưa đủ 18 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi phạm tội mà mình gây ra không?
Pháp luật
Chính sách đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quy định thế nào?
Pháp luật
Trong mọi trường hợp, người trên 18 tuổi quan hệ tình dục với người dưới 18 tuổi thì đều phạm tội đúng không?
Pháp luật
Danh mục những công việc dành cho người dưới 18 tuổi có thể làm? Thời giờ làm việc của người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thầy giáo chủ nhiệm xâm hại tình dục học sinh lớp 4 thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Xâm hại tình dục là gì và nghi ngờ một người bị xâm hại tình dục khi thấy có những dấu hiệu nào?
Pháp luật
Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được xem xét, giải quyết việc kéo dài thời gian gặp bố mẹ đẻ khi nào?
Pháp luật
Người dưới 18 tuổi có được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? Giao dịch dân sự của người dưới 18 tuổi được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện có thông tin tội phạm xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi nhưng không thể báo tới cơ quan công an thì có thể báo với cơ quan khác được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xâm hại tình dục
1,626 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm hại tình dục Người dưới 18 tuổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào