Khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thì trình tự giải quyết tranh chấp thực hiện như thế nào?
- Hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa gồm những thành viên nào?
- Phiên họp hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa phải có ít nhất bao nhiêu thành viên của hội đồng có mặt?
- Khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thì trình tự giải quyết tranh chấp thực hiện như thế nào?
Hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa gồm những thành viên nào?
Tổ chức của hội đồng chuyên môn được quy định tại Điều 48 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Tổ chức của hội đồng chuyên môn
1. Cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên của hội đồng chuyên môn gồm:
a) Chủ tịch hội đồng: 01 người;
b) Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người;
c) Các thành viên: Tối thiểu 03 người;
d) Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của hội đông chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa gồm:
- Chủ tịch hội đồng: 01 người
- Phó Chủ tịch hội đồng: 01 - 02 người
- Các thành viên: Tối thiểu 03 người
- Thư ký hội đồng: Tối thiểu 01 người.
Khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thì trình tự giải quyết tranh chấp thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa phải có ít nhất bao nhiêu thành viên của hội đồng có mặt?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Thông tư 32/2023/TT-BYT như sau:
Hoạt động của hội đồng chuyên môn
1. Điều kiện tổ chức họp hội đồng chuyên môn: ít nhất phải đủ 2/3 số thành viên của hội đồng có mặt.
2. Phiên họp hội đồng:
a) Hội đồng có thể họp một hoặc nhiều phiên;
b) Từng thành viên của hội đồng căn cứ hồ sơ để thực hiện việc đánh giá về tai biến y khoa;
c) Hội đồng thảo luận tập thể, kết luận theo đa số trên cơ sở ý kiến đánh giá của các thành viên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình;
d) Nội dung thảo luận tại phiên họp hội đồng phải ghi thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của thành viên hội đồng tham dự phiên họp.
...
Như vậy, phiên họp hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân xảy ra tai biến y khoa phải có ít nhất 2/3 thành viên của hội đồng có mặt.
Khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thì trình tự giải quyết tranh chấp thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Thông tư 32/2023/TT-BYT về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khi xảy ra tai biến y khoa
1. Trình tự giải quyết tranh chấp đối với trường hợp bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế (bao gồm cả các bệnh viện của các bộ, ngành, trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an):
a) Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp cần giải quyết, theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án thì bệnh viện phải thành lập hội đồng chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (gọi là hội đồng chuyên môn cấp cơ sở);
b) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm a Khoản này thì có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
c) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại điểm b Khoản này thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
d) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
...
Như vậy, khi xảy ra tai biến y khoa tại bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế trừ bệnh viện trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp theo đề nghị của người bệnh, người đại diện người bệnh, người hành nghề hoặc cơ quan cảnh sát điều tra, tòa án theo thứ tự như sau:
(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định người hành nghề có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật.
(2) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn tại mục (1) thì có văn bản đề nghị Sở Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp;
(3) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định tại mục (2) thì có văn bản đề nghị Bộ Y tế thành lập hội đồng chuyên môn để giải quyết và gửi kèm theo hồ sơ liên quan đến tranh chấp. Kết luận của hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế là kết luận cuối cùng;
(4) Trường hợp các bên có tranh chấp khi không nhất trí với kết luận của hội đồng chuyên môn quy định của Bộ Y tế thì các bên khởi kiện tại tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?