Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được phép công bố thông tin gì và không được phép công bố thông tin gì?
- Việc quyết định điều tra lại đối với sự cố tàu bay được pháp luật quy định như thế nào?
- Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra công bố chính thức về sự cố, tai nạn tàu bay như thế nào?
- Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được quyền thông báo các thông tin nào?
- Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra không được phép công bố thông tin gì?
Việc quyết định điều tra lại đối với sự cố tàu bay được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về điều tra lại như sau:
Điều 17. Điều tra lại
1. Việc quyết định điều tra lại đối với sự cố hoặc tai nạn tàu bay sau khi kết thúc điều tra chỉ được thực hiện trong trường hợp phát hiện chứng cứ mới quan trọng có thể làm thay đổi kết luận về nguyên nhân và trách nhiệm đối với sự cố, tai nạn.
2. Thẩm quyền tổ chức điều tra và thủ tục mở lại điều tra sự cố, tai nạn tàu bay áp dụng như đối với việc tổ chức điều tra lần đầu.
Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
Điều 18. Báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay lập báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay theo mẫu tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay, Bộ Giao thông vận tải gửi bản báo cáo sơ bộ về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay cho các quốc gia và tổ chức quốc tế liên quan sau đây:
a) Quốc gia đăng ký tàu bay;
b) Quốc gia khai thác;
c) Quốc giả thiết kế;
d) Quốc gia sản xuất;
đ) Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đối với tàu bay có trọng lượng tối đa trên 2.250 kilôgam.
Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra công bố chính thức về sự cố, tai nạn tàu bay như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định về báo cáo chính thức về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:
- Khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay lập báo cáo chính thức theo mẫu tại Phụ lục III Nghị định này.
- Bộ Giao thông vận tải gửi dự thảo báo cáo chính thức về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay cho các quốc gia sau đây để lấy ý kiến:
+ Quốc gia đăng ký tàu bay;
+ Quốc gia khai thác;
+ Quốc gia thiết kế;
+ Quốc gia sản xuất.
- Trong vòng 60 ngày, kể từ ngày gửi dự thảo báo cáo chính thức, nếu nhận được ý kiến của các quốc gia quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay nghiên cứu, chỉnh lý dự thảo báo cáo chính thức hoặc đính kèm ý kiến đó vào báo cáo chính thức.
- Hết thời hạn 60 ngày mà không nhận được ý kiến và các quốc gia không có thỏa thuận nào khác, Bộ Giao thông vận tải gửi báo cáo chính thức về điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay cho các quốc gia và tổ chức quốc tế sau đây:
+ Quốc gia tham gia điều tra;
+ Quốc gia đăng ký tàu bay;
+ Quốc gia khai thác;
+ Quốc gia thiết kế;
+ Quốc gia sản xuất;
+ Quốc gia có công dân bị chết hoặc bị thương nặng;
+ Quốc gia đã cung cấp thông tin liên quan, trang bị, thiết bị hoặc các chuyên gia;
+ Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế đối với tàu bay có trọng lượng tối đa trên 5700 kilôgam.
Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được quyền thông báo các thông tin nào?
Công bố thông tin khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có quyền công bố các thông tin sau đây:
- Số hiệu chuyến bay, quốc tịch và số hiệu đăng ký của tàu bay;
- Tên của các thành viên tổ bay, trình độ và bằng cấp chính thức;
- Lịch trình chuyến bay;
- Tình trạng đủ điều kiện bay của tàu bay;
- Điều kiện thời tiết;
- Tổ chức và nhiệm vụ của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn;
- Tiến trình điều tra;
- Các thông tin thực tế về sự cố, tai nạn.
Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra không được phép công bố thông tin gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng quy định các thông tin sau đây không được phép công bố và chỉ được sử dụng cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn tàu bay:
- Lời khai của những người liên quan trong quá trình điều tra;
- Thông tin trao đổi giữa những người liên quan đến khai thác tàu bay;
- Thông tin y tế và các thông tin cá nhân của những người liên quan đến sự cố hoặc tai nạn tàu bay;
- Ghi âm buồng lái và bản sao ghi âm đó;
- Các ý kiến phân tích thông tin, bao gồm các thông tin của máy ghi dữ liệu chuyến bay;
- Thông tin liên quan đến an ninh, quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?