Khi ứng phó sự cố môi trường có phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng hay không?
- Khi ứng phó với sự cố môi trường có phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng hay không?
- Việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo phương châm chỉ huy như thế nào?
- Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có bắt buộc phải có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải hay không?
Khi ứng phó với sự cố môi trường có phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng hay không?
Căn cứ tại Điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về tổ chức ứng phó sự cố môi trường như sau:
Tổ chức ứng phó sự cố môi trường
...
3. Ứng phó sự cố môi trường bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xác định nguyên nhân sự cố môi trường; loại, số lượng, khối lượng chất ô nhiễm bị phát tán, thải ra môi trường;
b) Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật;
c) Thực hiện các biện pháp cô lập, giới hạn phạm vi, đối tượng và mức độ tác động; thực hiện khẩn cấp các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, tài sản, sinh vật và môi trường;
d) Thu hồi, xử lý, loại bỏ chất ô nhiễm hoặc nguyên nhân gây ô nhiễm;
đ) Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
Như vậy, khi ứng phó với sự cố môi trường phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
Khi ứng phó với sự cố môi trường có phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng hay không? (Hình từ Internet)
Việc ứng phó sự cố môi trường được thực hiện theo phương châm chỉ huy như thế nào?
Căn cứ tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cụ thể như sau:
Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
1. Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, môi trường.
2. Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
3. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường, chi trả chi phí ứng phó sự cố môi trường.
4. Sự cố môi trường xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức ứng phó sự cố môi trường. Ứng phó sự cố môi trường phải theo sự phân công, phân cấp, chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố môi trường.
5. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ ứng phó sự cố môi trường.
6. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải (sau đây gọi chung là sự cố chất thải) được thực hiện theo quy định của Luật này. Việc phòng ngừa sự cố môi trường do hóa chất, phóng xạ, dầu tràn, dịch bệnh và do nguyên nhân khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
7. Chính phủ quy định chi tiết việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
Như vậy, việc ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có bắt buộc phải có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải hay không?
Căn cứ tại Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020 về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung như sau:
Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
1. Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có hạ tầng bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
b) Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của Luật này;
d) Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công việc được đảm nhiệm.
Như vậy, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, khi ứng phó với sự cố môi trường phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?