Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau theo quy định thì hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh K.H.T đến từ Thái Bình.

Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT thì hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như sau:

- Thiết lập vùng nguy hiểm và cách ly những người không có trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường khỏi khu vực nguy hiểm;

- Thông báo cho Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam để phối hợp giải quyết, đồng thời thông báo kịp thời đến Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra sự cố theo quy định;

- Thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ sự cố môi trường cho cộng đồng để phòng, tránh các tác động xấu từ môi trường;

- Tiếp cận vùng nguy hiểm theo hướng gió để giảm thiểu tiếp xúc với hơi, khí độc hại;

- Sử dụng biển báo, nhãn sản phẩm trên thùng chứa, đơn hàng để xác định, cung cấp thông tin về hóa chất bị rò rỉ cho người có trách nhiệm ứng phó;

- Đánh giá sự cố môi trường theo đặc điểm: có lửa hay không có lửa, có hiện tượng tràn hoặc rò rỉ nhiên liệu hay không, tình hình thời tiết, địa hình, những nguy cơ đối với người, tài sản, môi trường;

- Thực hành ứng phó sự cố môi trường: áp dụng phương pháp ứng phó thích hợp; thiết lập đường dây liên lạc; thiết lập tuyến điều hành ứng phó; tổ chức phối hợp ứng phó đồng bộ;

- Báo cáo chi tiết toàn bộ kết quả ứng phó sự cố môi trường về Cục Hàng không Việt Nam và Bộ Giao thông vận tải.

Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?

Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm trong việc đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay như sau:

Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
a) Tự ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, quy trình ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay và chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành xử lý sự cố môi trường;
b) Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường chung và hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường đồng bộ với thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường của cảng hàng không, sân bay;
c) Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
d) Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên;
đ) Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường;
e) Thực hiện các quy định chung về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường tại Điều 121 Luật Bảo vệ môi trường.

Như vậy, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay bao gồm đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường.

Sự cố môi trường là gì?

Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng.

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, nguyên tắc bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Ứng phó sự cố môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường là gì?
Pháp luật
Diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở được thực hiện với tần suất như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Ứng phó sự cố môi trường thực hiện theo phương châm nào? Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp huyện có gồm quy trình báo động về sự cố môi trường?
Pháp luật
Khi nào thì quyết định thành lập sở chỉ huy ứng phó sự cố môi trường và tổ công tác xác định nguyên nhân sự cố môi trường?
Pháp luật
Khi ứng phó sự cố môi trường có phải thông báo, cung cấp thông tin về sự cố môi trường cho cộng đồng hay không?
Pháp luật
Sự cố môi trường là gì? Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm như thế nào trong việc Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường?
Pháp luật
Hoạt động triển khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường tại cảng hàng không, sân bay được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ, hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng phó sự cố môi trường
439 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng phó sự cố môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng phó sự cố môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào