Khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì có bắt buộc phải có mặt người vi phạm không?

Em ơi cho chị hỏi:Khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì có bắt buộc phải có mặt người vi phạm không? Và các tang vật này có các hình thức xử lý nào? Đây là câu hỏi của chị Thùy Anh đến từ Tuyên Quang.

Khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì có bắt buộc phải có mặt người vi phạm không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:

Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
...
2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất;
- Sử dụng biện pháp cơ học;
- Hủy đốt;
- Hủy chôn;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
...

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu MBB 21 - ban hành kèm phụ lục của Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

Trong nội dung biên bản, phần cuối cùng có yêu cầu chữ ký của cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm.

Như vậy khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thì có bắt buộc phải có mặt người vi phạm.

Vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính (Hình từ Internet)

Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:

Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
1. Thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ:
- Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Sở Tài chính - Thành viên;
- Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan - Thành viên;
- Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ - Thành viên (nếu có).
b) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã ra quyết định tạm giữ:
- Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm - Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện hoặc cán bộ tài chính xã - Thành viên;
- Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan - Thành viên;
- Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ - Thành viên (nếu có).
2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính điều hành phiên họp, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho một (01) thành viên Hội đồng điều hành phiên họp;
b) Mỗi thành viên của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp);
c) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc xác định giá trị tang vật. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật theo Mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy thành viên hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính được quy định như trên.

Và hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính sẽ làm việc theo các nguyên tắc theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì sẽ được xử lý với hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:

Hình thức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng
1. Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
2. Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Như vậy tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì sẽ được xử lý với các hình thức trên.

Vi phạm hành chính TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính có phải được thực hiện bằng hiệu lệnh hay không?
Pháp luật
Tình thế cấp thiết trong vi phạm hành chính là gì? Có xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết?
Pháp luật
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có phải xử phạt hết những người vi phạm không?
Pháp luật
Vi phạm hành chính nhiều lần là gì? Vi phạm hành chính nhiều lần có được xem là tình tiết tăng nặng?
Pháp luật
Trong xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế có các biện pháp khắc phục hậu quả nào theo quy định?
Pháp luật
Vi phạm hành chính có tổ chức là gì? Vi phạm hành chính có tổ chức có được xem là tình tiết tăng nặng không?
Pháp luật
Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Mức tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là bao nhiêu? Trường hợp nào tính tiền chậm nộp vi phạm hành chính?
Pháp luật
Sự kiện bất ngờ là gì? Công dân thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Download Biểu mẫu Nghị định 118 file word mới nhất? Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 118?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính
5,937 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào