Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính

Số hiệu: 118/2021/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 23/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Những trường hợp hủy bỏ toàn bộ quyết định xử phạt VPHC

Chính phủ ban hành Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) tự mình hoặc theo yêu cầu của người khác phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Không đúng đối tượng vi phạm (quy định mới);

- Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;

- Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;

- Trường hợp giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính (quy định mới);

- Trường hợp xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính (quy định mới);

- Trường hợp giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Trường hợp có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm;

- Trường hợp không ra quyết định xử phạt.

Nghị định 118/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013, Nghị định 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính về:

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.

3. Áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

4. Quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và hành vi đó được quy định tại nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

4. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là pháp nhân, tổ chức đó và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi hoặc thời hạn được pháp nhân, tổ chức ủy quyền hoặc không theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức, thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.

5. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính bị áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Người đại diện của hộ kinh doanh, chủ hộ của hộ gia đình, người đứng đầu của cộng đồng dân cư chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

6. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 4. Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước

1. Việc quy định hành vi vi phạm hành chính phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Có vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm, điều cấm của pháp luật về trật tự quản lý hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước;

b) Đáp ứng yêu cầu bảo đảm trật tự quản lý hành chính nhà nước;

c) Hành vi vi phạm hành chính phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể xác định và xử phạt được trong thực tiễn.

2. Hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó.

Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước này nhưng liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước khác, để bảo đảm tính đầy đủ, toàn diện và thống nhất của quy định về xử phạt vi phạm hành chính, thì có thể quy định dẫn chiếu hành vi vi phạm đã được quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác, đồng thời phân định thẩm quyền xử phạt cho một số chức danh có thẩm quyền xử phạt của lĩnh vực này.

Trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính có các yếu tố, đặc điểm riêng liên quan đến lĩnh vực, địa điểm vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm và các yếu tố, điều kiện khách quan làm thay đổi tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính không điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước đó có thể quy định chế tài xử phạt cao hơn hoặc thấp hơn đối với hành vi vi phạm đó.

3. Hình thức xử phạt, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

a) Tính chất, mức độ xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước của hành vi vi phạm; đối với hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tính chất đơn giản, thì phải quy định hình thức xử phạt cảnh cáo;

b) Mức thu nhập, mức sống trung bình của người dân trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

c) Mức độ giáo dục, răn đe và tính hợp lý, tính khả thi của việc áp dụng hình thức, mức phạt.

4. Quy định khung tiền phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính phải cụ thể, khoảng cách giữa mức phạt tối thiểu và tối đa của khung tiền phạt không quá lớn. Các khung tiền phạt trong một điều phải được sắp xếp theo thứ tự mức phạt từ thấp đến cao.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính và phải căn cứ vào các yêu cầu sau đây:

a) Phải gây ra hậu quả hoặc có khả năng thực tế gây ra hậu quả;

b) Đáp ứng yêu cầu khôi phục lại trật tự quản lý hành chính nhà nước do vi phạm hành chính gây ra;

c) Phải được mô tả rõ ràng, đầy đủ, cụ thể để có thể thực hiện được trong thực tiễn và phải bảo đảm tính khả thi.

6. Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, thì phải quy định biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hoạt động đó.

Điều 5. Quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước

1. Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:

a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước.

2. Không quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn trong các trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

3. Việc quy định đình chỉ một phần hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép phải trên cơ sở có đầy đủ các căn cứ sau đây:

a) Trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép;

b) Vi phạm có tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

4. Không quy định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép trong trường hợp có quy định pháp luật về việc thu hồi giấy phép.

5. Việc quy định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép phải trên cơ sở căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng xâm hại trật tự quản lý hành chính nhà nước hoặc hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội mà hành vi đó có khả năng thực tế gây ra.

6. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu. Đối với các trường hợp khác, việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở có một trong các căn cứ sau đây:

a) Vi phạm được thực hiện do lỗi cố ý hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng;

b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

7. Việc quy định hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào các Điều 21, 25 và 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này và tính chất đặc thù của từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

8. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải được quy định thành khung thời gian cụ thể, khoảng cách giữa thời gian tước, thời gian đình chỉ tối thiểu và tối đa không quá lớn.

Điều 6. Quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền phạt tiền của mỗi chức danh phải được quy định cụ thể trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Đối với nghị định có nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền này phải quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực.

Trường hợp thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được tính theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa của lĩnh vực tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì thẩm quyền phạt tiền phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

2. Đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính có hành vi vi phạm hành chính mà mức phạt được xác định theo số lần, giá trị tang vật vi phạm, hàng hóa vi phạm, thì thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính được xác định theo tỷ lệ phần trăm mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đó và phải được tính thành mức tiền cụ thể để quy định trong nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

3. Trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính có quy định nhiều chức danh của các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau tham gia xử phạt, thì phải quy định rõ thẩm quyền xử phạt của các lực lượng đó đối với từng điều khoản cụ thể.

4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

5. Đối với hành vi vi phạm hành chính vừa bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền, vừa bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất, thì nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước phải quy định thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đó cho chức danh có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất theo quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 7 Điều 39 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương III

ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 7. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính

1. Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện trong một khoảng thời gian có nhiều nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có hiệu lực, mà không xác định được nghị định để áp dụng theo khoản 1 Điều này, thì việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện như sau:

a) Nếu hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để xử phạt;

b) Nếu hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.

Điều 8. Nguyên tắc xác định hành vi vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả và sự kiện bất khả kháng

1. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ xác định hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính;

b) Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện là hành vi đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện vi phạm hành chính và hành vi đó vẫn đang xâm hại trật tự quản lý nhà nước.

2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng khi nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả này đối với hành vi vi phạm hành chính cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính được thực hiện xuất phát trực tiếp từ điều kiện, hoàn cảnh khách quan do dịch bệnh hoặc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, để xác định việc có hay không xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xác minh, thu thập đầy đủ thông tin, số liệu, giấy tờ hoặc tài liệu có liên quan đến vi phạm hành chính để làm rõ các tình tiết của vụ việc cụ thể. Nếu xác định dịch bệnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hành vi vi phạm hành chính; đối tượng thực hiện hành vi vi phạm không thể lường trước được hoàn cảnh dịch bệnh và không thể khắc phục được, mặc dù đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục, thì có thể áp dụng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính để không xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 9. Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;

b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.

2. Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được áp dụng như sau:

a) Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với nhiều loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề khác nhau, thì áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn riêng biệt đối với từng hành vi vi phạm.

Trường hợp có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn đối với cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng của hành vi có quy định thời hạn tước dài nhất;

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn cùng một loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn tước quyền sử dụng đối với hành vi có thời hạn tước dài nhất;

c) Trường hợp thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề ngắn hơn thời hạn tước quyền sử dụng của giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì áp dụng thời hạn tước là thời hạn còn lại của giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.

3. Thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề không phụ thuộc vào cơ quan, người đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề mà chỉ thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Cá nhân, tổ chức vi phạm phải giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo yêu cầu thu giữ của người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định tại khoản 7 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc giao nộp giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải lập thành biên bản và giao 01 bản cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, trừ trường hợp đã lập biên bản tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề, thì biên bản tạm giữ tiếp tục có giá trị cho đến hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết.

6. Hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn được áp dụng như sau:

a) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất;

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần mà bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trong đó có từ hai hành vi vi phạm trở lên bị áp dụng hình thức xử phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, thì áp dụng mức tối đa của khung thời hạn đình chỉ của hành vi có quy định thời hạn đình chỉ dài nhất.

7. Việc xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây:

a) Khi xác định thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với một hành vi vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng;

b) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung thời gian tước, đình chỉ được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung thời gian tước, đình chỉ; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung thời gian tước, đình chỉ.

8. Người có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 65 và khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.

Đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì việc xác định người có thẩm quyền tịch thu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.

9. Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.

10. Người có thẩm quyền tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm độc hại theo quy định tại khoản 5 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc đó.

Điều 10. Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.

Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.

Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.

2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.

3. Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.

4. Việc giao quyền chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn giao quyền ghi trong quyết định;

b) Công việc được giao quyền đã hoàn thành;

c) Cấp trưởng chấm dứt việc giao quyền cho cấp phó. Trong trường hợp này, việc chấm dứt giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định;

d) Người giao quyền hoặc người được giao quyền nghỉ hưu, thôi việc, được điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức hoặc tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật;

đ) Người giao quyền hoặc người được giao quyền chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

e) Công việc được giao quyền tuy chưa hoàn thành nhưng vụ việc phải chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền khác xử lý theo quy định của pháp luật;

g) Người giao quyền hoặc người được giao quyền bị khởi tố; bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử;

 h) Điều kiện để cấp trưởng giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính không còn.

Điều 11. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành

1. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi, nội dung cuộc thanh tra trong thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Trường hợp hết thời hạn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra mà chưa thể ra quyết định xử phạt vì lý do khách quan, thì phải chuyển vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.

2. Trường hợp quyết định về xử phạt vi phạm hành chính bị khiếu nại, thì người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hoặc chỉ đạo người đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Điều 12. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Lập và chuyển biên bản vi phạm hành chính:

a) Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ khi phát hiện vi phạm hành chính phải lập biên bản vi phạm hành chính.

Đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc không thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản đến người có thẩm quyền;

b) Trường hợp vụ việc phải giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm tang vật, phương tiện và các trường hợp cần thiết khác, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thể lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc.

Biên bản làm việc quy định tại các điểm a và b khoản này là một trong những căn cứ để lập biên bản vi phạm hành chính;

c) Trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thì địa điểm lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

d) Việc chuyển kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Chính phủ về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính.

2. Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

b) Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính;

c) Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan;

d) Trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa, thì người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga;

đ) Trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan, thì biên bản vi phạm hành chính được lập đối với các hành vi trong vụ việc đó trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan.

3. Lập biên bản vi phạm hành chính trong một số trường hợp cụ thể:

a) Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập một biên bản và ra quyết định xử phạt một lần. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó, thì người có thẩm quyền phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm. Khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong trường hợp nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng có quy định và xử phạt đối với hành vi vi phạm đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt;

b) Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm;

c) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính đối với từng cá nhân, tổ chức vi phạm. Trường hợp giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khác nhau, thì người có thẩm quyền phải ghi rõ giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của từng cá nhân, tổ chức vi phạm;

d) Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm, thì người có thẩm quyền có thể lập một hoặc nhiều biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức;

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhiều lần, thì người có thẩm quyền lập một biên bản vi phạm hành chính, trong đó ghi rõ từng hành vi vi phạm và từng lần vi phạm.

4. Biên bản vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

a) Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;

b) Họ và tên, chức vụ người lập biên bản;

c) Thông tin về cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm;

đ) Mô tả cụ thể, đầy đủ vụ việc, hành vi vi phạm;

e) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

g) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền);

h) Lời khai của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại (nếu có); ý kiến của cha mẹ hoặc của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính (nếu có);

i) Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm, cơ quan của người có thẩm quyền tiếp nhận giải trình; trường hợp cá nhân, tổ chức không yêu cầu giải trình, thì phải ghi rõ ý kiến vào biên bản;

k) Thời gian, địa điểm người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm phải có mặt để giải quyết vụ việc;

l) Htên người nhận, thời gian nhận biên bản trong trường hợp biên bản được giao trực tiếp.

5. Ký biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại, thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều trang, thì phải ký vào từng trang biên bản;

b) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm hành chính, thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất một người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến, thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.

6. Giao biên bản vi phạm hành chính:

a) Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản, thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản;

b) Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;

c) Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.

7. Biên bản vi phạm hành chính được lập, gửi bằng phương thức điện tử theo quy định tại khoản 7 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phù hợp với tính chất của từng lĩnh vực.

8. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc chuyển biên bản vi phạm hành chính hoặc hồ sơ vụ vi phạm không đúng thời hạn dẫn đến quá thời hạn ra quyết định xử phạt, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải ban hành quyết định hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không đúng đối tượng vi phạm;

b) Vi phạm quy định về thẩm quyền ban hành quyết định;

c) Vi phạm quy định về thủ tục ban hành quyết định;

d) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

đ) Trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

e) Trường hợp quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

g) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

h) Trường hợp không ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ toàn bộ quyết định có sai sót, nếu người đã ban hành quyết định không hủy bỏ quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều này, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới, thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới.

Trong trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc pháp luật có quy định áp dụng hình thức xử phạt tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới để tịch thu, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 14. Đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm đính chính quyết định khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo.

2. Người đã ban hành quyết định tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định nếu quyết định có sai sót, vi phạm mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này và khoản 1 Điều này.

3. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Điều 15. Thời hạn thực hiện và nội dung đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định:

a) Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì không thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

b) Không áp dụng thời hạn trong việc hủy bỏ toàn bộ quyết định đã được ban hành từ ngày Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành mà thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

2. Không áp dụng thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đối với các trường hợp sau đây:

a) Quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Có quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

c) Có kết luận nội dung tố cáo của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo về việc phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định;

d) Có bản án, quyết định của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định bị khởi kiện.

3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này, nếu có căn cứ ban hành quyết định mới, thì người có thẩm quyền phải lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thời hạn ban hành quyết định mới theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày lập biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính.

4. Quyết định có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này chỉ được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần nội dung liên quan đến việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Điều 16. Hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ, quyết định mới ban hành có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc một thời điểm cụ thể sau ngày ký quyết định và được ghi trong quyết định.

2. Thời hạn thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành là 10 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định; trường hợp quyết định mới ban hành có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày, thì thực hiện theo thời hạn đó.

3. Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành:

a) Thời hiệu thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới;

b) Trường hợp phải nhiều lần thực hiện việc đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, ban hành quyết định mới, thì thời hiệu là 02 năm, kể từ ngày ra quyết định được đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần;

c) Quá thời hạn quy định tại các điểm a và b khoản này, thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả, thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;

d) Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn, thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Điều 17. Giải trình

1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không gửi văn bản đề nghị gia hạn thời hạn giải trình trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc ghi rõ ý kiến trong biên bản vi phạm hành chính về việc không thực hiện quyền giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có yêu cầu giải trình theo quy định tại các khoản 2, 34 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không yêu cầu giải trình nhưng trước khi hết thời hạn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính lại có yêu cầu giải trình, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm theo thủ tục quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp phải áp dụng ngay biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch, bệnh đối với tang vật vi phạm hành chính là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản hoặc tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có nguy cơ hoặc có khả năng gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch, bệnh.

3. Việc giải trình và xem xét ý kiến giải trình được thể hiện bằng văn bản và lưu trong hồ sơ xử phạt.

4. Trường hợp khi lập biên vi phạm hành chính chưa xác định được người có thẩm quyền xử phạt, thì cá nhân, tổ chức vi phạm gửi văn bản giải trình đến người có thẩm quyền lập biên bản. Người có thẩm quyền lập biên bản chuyển hồ sơ vụ việc cùng văn bản giải trình cho người có thẩm quyền ngay khi xác định được thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 18. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính

1. Đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt.

Trường hợp đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính, thì cũng phải thực hiện công bố công khai theo quy định tại khoản này.

2. Nội dung thông tin công bố công khai gồm: Họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân, quốc tịch của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.

3. Người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai có trách nhiệm:

a) Đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

b) Đăng công khai thông tin đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính ít nhất 01 lần, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;

c) Đăng tin đính chính trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

4. Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai;

b) Đính chính thông tin sai lệch trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.

5. Đính chính thông tin sai lệch:

a) Trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo và phải chịu chi phí cho việc đính chính;

b) Việc đính chính được thực hiện 01 lần đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày.

6. Trường hợp việc công bố công khai việc xử phạt không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này vì những lý do bất khả kháng, thì người có trách nhiệm công bố công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và thực hiện công bố công khai việc xử phạt ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.

7. Kinh phí thực hiện công bố công khai và đính chính thông tin sai lệch được chi trả bằng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên từ cơ quan của người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

8. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Điều 19. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản

1. Trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính, mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành, thì người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; kể từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc doanh nghiệp giải thể; thời điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực. Quyết định thi hành gồm các nội dung sau đây:

a) Đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt, lý do đình chỉ; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả tiếp tục thi hành.

2. Trách nhiệm thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản:

a) Cá nhân, tổ chức đang quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b) Cá nhân là người được hưởng di sản thừa kế được xác định theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản thừa kế.

3. Gửi quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

a) Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị giải thể, phá sản để thi hành;

b) Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này và điểm a khoản này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.

4. Thủ tục thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

a) Thủ tục thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Trường hợp quá thời hạn thi hành quyết định mà cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính phải tổ chức thực hiện.

Chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được khấu trừ từ di sản thừa kế mà người bị xử phạt để lại hoặc tài sản còn lại của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản và được coi là một trong những khoản chi phí ưu tiên thanh toán (nếu có).

5. Trường hợp người bị xử phạt chết không để lại di sản thừa kế, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản không còn tài sản, thì việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

6. Người thừa kế của người bị xử phạt chết, mất tích, người đại diện theo pháp luật của tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản có quyền giám sát, khiếu nại khởi kiện đối với các chi phí tổ chức thực hiện và việc thanh toán chi phí thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 20. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt

1. Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau đây:

a) Nộp tiền mặt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước mở tài khoản được ghi trong quyết định xử phạt;

b) Chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

c) Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam;

d) Nộp tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vào Kho bạc nhà nước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

2. Thủ tục nộp tiền phạt:

a) Trong trường hợp quyết định xử phạt chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà cá nhân bị xử phạt không cư trú, tổ chức bị xử phạt không đóng trụ sở tại nơi xảy ra hành vi vi phạm, thì theo đề nghị của cá nhân, tổ chức bị xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt;

b) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt nộp phạt vào tài khoản Kho bạc nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích, người tạm giữ các giấy tờ để bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. Chi phí gửi quyết định xử phạt và chi phí gửi trả lại giấy tờ do cá nhân, tổ chức bị xử phạt chi trả;

d) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể trực tiếp nhận lại giấy tờ đã bị tạm giữ hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.

3. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.

4. Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt; giảm, miễn phần còn lại hoặc toàn bộ tiền phạt; nộp tiền phạt nhiều lần phải bằng văn bản.

Thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần không tính là thời gian chậm nộp tiền phạt.

5. Việc thu, nộp, hoàn trả tiền nộp phạt được thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.

6. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 21. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính

1. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt được in, phát hành, quản lý, sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc hoặc chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật để xác nhận số tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã nộp cho cơ quan thu tiền phạt. Chứng từ thu, nộp tiền phạt, tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính phải được lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt bao gồm:

a) Biên lai thu tiền phạt phải in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 và khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức;

b) Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính còn lại và thu tiền chậm nộp phạt;

c) Giấy nộp tiền, chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước (nếu có);

d) Giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích (nếu có);

đ) Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc phát hành biên lai thu tiền phạt được thực hiện như sau:

a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức cấp biên lai thu tiền phạt cho cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm tổ chức việc in và quản lý giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích;

b) Cơ quan, tổ chức phát hành phải có thông báo phát hành bằng văn bản trước khi đưa ra sử dụng lần đầu mẫu biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính hoặc giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

c) Cá nhân, tổ chức được cấp biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính, giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ phải quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt, giấy chứng nhận nộp tiền phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

4. Sử dụng chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt:

a) Cá nhân, tổ chức thu tiền phạt khi sử dụng biên lai thu tiền phạt phải đối chiếu các thông tin ghi trên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và các nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt theo đúng quy định. Tổng số tiền trên các biên lai thu tiền phạt phải đúng với số tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt;

b) Trường hợp thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì nội dung biên lai phải ghi rõ số tiền đã thu và việc thu thuộc trường hợp thu tiền chậm nộp phạt;

c) Cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính có quyền từ chối nộp tiền hoặc yêu cầu hoàn trả số tiền phạt đã nộp nếu phát hiện biên lai thu tiền phạt hoặc chứng từ thu tiền không đúng mẫu quy định, ghi không đúng với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ghi không đúng số tiền phạt, chậm nộp phạt (nếu có) và báo cho cơ quan quản lý người có thẩm quyền thu tiền phạt biết để xử lý kịp thời.

5. Quản lý biên lai thu tiền phạt:

a) Việc quản lý biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo chế độ quản lý hiện hành phù hợp với từng loại biên lai;

b) Cơ quan, tổ chức được cấp biên lai để thu tiền phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm mở sổ sách theo dõi nhập, xuất, bảo quản, lưu giữ biên lai theo chế độ kế toán hiện hành; hng tháng, hng quý lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính; hng năm thực hiện quyết toán biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

c) Việc hủy biên lai thu tiền phạt thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp với từng chủng loại biên lai.

6. Chứng từ điện tử nộp ngân sách nhà nước được phát hành và sử dụng theo quy định của pháp luật.

7. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt và các chứng từ thu tiền phạt khác; tổ chức in, phát hành và quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính, trừ giấy chứng nhận nộp tiền phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thông qua dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 22. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành

1. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành.

Việc chuyển và bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành phải lập thành biên bản.

2. Xem xét hoãn, giảm, miễn tiền phạt trong trường hợp chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành:

a) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt theo quy định tại các Điều 76 và 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn, đồng thời thông báo cho người có đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn và người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó biết, nếu không đồng ý với việc hoãn, giảm, miễn, thì phải nêu rõ lý do;

b) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt gửi đơn đề nghị hoãn, giảm, miễn tiền phạt đến người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đơn đề nghị đó đến người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt quy định tại điểm a khoản này để xem xét, quyết định việc hoãn, giảm, miễn.

3. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền tại cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành có trách nhiệm ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp tang vật bị tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là bất động sản, tàu bay, tàu biển, phương tiện thủy nội địa, các loại hàng hóa, phương tiện cồng kềnh, khó vận chuyển, chi phí vận chuyển cao, thì cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giữ lại quyết định xử phạt để tổ chức thi hành.

Điều 23. Xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu

1. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm trong vụ việc có nhiều cá nhân, tổ chức vi phạm, thì các cá nhân, tổ chức vi phạm đều có trách nhiệm trong việc nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ do người có thẩm quyền xử phạt quyết định, trừ trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm có sự thống nhất, thỏa thuận bằng văn bản gửi đến người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì xử lý như sau:

a) Bên nhận thế chấp được nhận lại tang vật, phương tiện hoặc trị giá tương ứng với nghĩa vụ được bảo đảm; cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước;

b) Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu. Trường hợp tài sản bảo đảm sau khi được xử lý có giá trị lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm, mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chưa nộp đủ khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước, thì bên nhận thế chấp có nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm;

c) Bên nhận thế chấp không thực hiện nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu trong thời hạn quy định, thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng hoặc lĩnh vực khác có liên quan.

3. Tùy theo loại tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm để xác định khoản tiền tương đương mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp vào ngân sách nhà nước dựa trên một trong các căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có trách nhiệm xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm.

Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Việc thành lập Hội đồng định giá được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức, thủ tục thu, nộp khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

Điều 24. Xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành

1. Trường hợp các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành, thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành không thuộc trường hợp nêu trên, thì không phải tiến hành xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành được xác định theo nguyên tắc và thứ tự sau đây:

a) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.

3. Thẩm quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm.

2. Trước khi quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 26 của Nghị định này. Chỉ ra quyết định xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên khi không đủ các điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở.

Điều 26. Biện pháp nhắc nhở

1. Biện pháp nhắc nhở là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng thay thế cho hình thức xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính để người chưa thành niên nhận thức được những vi phạm của mình.

2. Đối tượng và điều kiện áp dụng biện pháp nhắc nhở:

a) Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi họ tự nguyện khai báo, thừa nhận và thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;

b) Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính quy định bị phạt cảnh cáo và người chưa thành niên tự nguyện khai báo, thừa nhận về hành vi vi phạm, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.

3. Người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp nhắc nhở. Việc nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ và không phải lập thành biên bản.

Điều 27. Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ

1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải:

a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;

b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;

c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.

2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Điều 28. Xử lý trách nhiệm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Việc xem xét, xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tùy trường hợp cụ thể, thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc quy định của pháp luật có liên quan.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI HÀNH PHÁP LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 29. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

4. Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 30. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính

1. Nghiên cứu, biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, bồi dưỡng, tập huấn pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác xử lý vi phạm hành chính.

3. Tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

4. Hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.

 Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì theo dõi, tổng hợp kế hoạch kiểm tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước bảo đảm nguyên tắc không quá 01 lần kiểm tra trong 01 năm đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.

2. Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.

3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

5. Việc kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về vi phạm hành chính.

Điều 32. Phối hợp thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Việc phối hợp thanh tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính giữa Bộ Tư pháp với các cơ quan liên quan ở trung ương; giữa Sở Tư pháp với các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện được thực hiện trong trường hợp có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

2. Trình tự, thủ tục phối hợp thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 33. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được xây dựng trên cơ sở tích hợp dữ liệu điện tử từ cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được thực hiện theo quy định của Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 34. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính

1. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính là cơ sở để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Thông tin thống kê về xử lý vi phạm hành chính được thu thập theo quy định của pháp luật về thống kê.

Điều 35. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và báo cáo về tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, được thực hiện định kỳ hằng năm.

2. Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính;

b) Số lượng vụ vi phạm bị phát hiện, xử phạt; đối tượng bị xử phạt; việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính; các loại hành vi vi phạm phổ biến;

c) Kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Tổng số quyết định xử phạt; tổng số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính; số giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng có thời hạn; số vụ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; số lượng quyết định xử phạt đã thi hành xong; số lượng quyết định hoãn, giảm, miễn thi hành phạt tiền; số lượng quyết định phải cưỡng chế thi hành; số lượng quyết định bị khiếu nại, khởi kiện;

d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nhắc nhở;

đ) Số lượng hồ sơ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Số lượng hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến để xử phạt vi phạm hành chính;

g) Khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính; kiến nghị, đề xuất.

3. Báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số vụ bị khiếu nại, khởi kiện;

b) Nhận xét, đánh giá chung về tình hình xem xét, quyết định của Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và số lượng đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Số lượng đối tượng vi phạm là người chưa thành niên được áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính quản lý tại gia đình và giáo dục dựa vào cộng đồng;

đ) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; số lượng quyết định tạm đình chỉ thi hành;

e) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;

g) Nhận xét, đánh giá về tình hình tổ chức thi hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; số lượng quyết định hoãn, miễn chấp hành quyết định;

h) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;

i) Số lượng đối tượng đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; giảm thời hạn; tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại;

k) Khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị.

4. Thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.

5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng danh mục các nghị định quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc đề xuất, thực hiện Chương trình xây dựng các nghị định;

d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên cơ sở kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và thực tiễn công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Sơ kết, tổng kết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để đề xuất biện pháp giải quyết;

b) Có ý kiến trong việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Hướng dẫn thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương.

4. Hướng dẫn công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

5. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

6. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức thanh tra khi có kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

7. Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn việc quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

8. Thiết lập, duy trì hoạt động của cổng thông tin điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, kết quả giải quyết các vụ việc vi phạm hành chính theo quy định.

9. Quy định chế độ báo cáo, biểu mẫu thống kê số liệu trong xử lý vi phạm hành chính và thực hiện báo cáo, thống kê về xử lý vi phạm hành chính.

10. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 37. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

a) Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;

b) Thực hiện các nhiệm vụ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;

c) Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền;

d) Phối hợp xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp;

đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;

e) Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

g) Xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.

Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì tổng hợp cả số liệu của các đơn vị trực thuộc gửi Bộ Tư pháp;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo tình hình áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, g, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;

c) Bộ Công an báo cáo tình hình áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc theo nội dung quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, h và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này;

d) Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi về Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này và báo cáo về tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo nội dung quy định tại các điểm b, c, d, e, g, h, i và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.

4. Kiểm toán nhà nước thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và định kỳ hằng năm gửi báo cáo đến Bộ Tư pháp về tình hình xử phạt vi phạm hành chính theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Nghị định này.

5. Tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này và các nhiệm vụ khác khi được phân công.

Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2, và 5 Điều 37 của Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn, bảo đảm kinh phí cho công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nếu phát hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn, thì kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương mình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình về Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của địa phương và gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn theo quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Đối với số liệu xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để phục vụ công tác theo dõi tình hình xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không tổng hợp vào Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gửi Bộ Tư pháp;

d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình báo cáo các nội dung quy định tại khoản 2, các điểm a, c, d, đ và k khoản 3 Điều 35 của Nghị định này.

3. Thực hiện các nhiệm vụ thống kê về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi quản lý của địa phương.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương; chỉ đạo các sở, ban, ngành cung cấp thông tin để phục vụ công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính tại Bộ Tư pháp.

5. Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

6. Tổ chức thanh tra theo kiến nghị của Sở Tư pháp hoặc khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn trong trường hợp quy định tại Điều 32 của Nghị định này.

7. Thực hiện các nhiệm vụ phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

8. Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức, bố trí nguồn lực để triển khai việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

9. Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Kinh phí tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

1. Kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Các cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị ở địa phương lập dự toán kinh phí tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cùng thời điểm xây dựng dự toán ngân sách hằng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 41. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính

1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

2. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành kèm theo các Nghị định quy định cụ thể về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các biểu mẫu khác, ngoài các biểu mẫu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, để sử dụng trong ngành, lĩnh vực mình, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu, quản lý và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng các biểu mẫu ban hành theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 42. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Các quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2 và 4 Điều 15 Nghị định này có hiệu lực thi hành đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

3. Nghị định này thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 43. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, PL (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

PHỤ LỤC

MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

STT

Mã số

Mẫu biểu

I.

MẪU QUYẾT ĐỊNH

1

MQĐ01

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

2

MQĐ02

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính)

3

MQĐ03

Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền

4

MQĐ04

Quyết định giảm/miễn phần còn lại/miễn toàn bộ tiền phạt vi phạm hành chính

5

MQĐ05

Quyết định nộp tiền phạt nhiều lần

6

MQĐ06

Quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất

7

MQĐ07

Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương/một phần thu nhập

8

MQĐ08

Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

9

MQĐ09

Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt/phải hoàn trả

10

MQĐ10

Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/hoàn trả kinh phí

11

MQĐ11

Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

12

MQĐ12a

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho trường hợp cưỡng chế khấu trừ một phần lương/một phần thu nhập/tiền từ tài khoảnbuộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả)

13

MQĐ12b

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho trường hợp cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt/phải hoàn trả và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả)

14

MQĐ12c

Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho trường hợp cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/hoàn trả kinh phíbuộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả)

15

MQĐ13

Quyết định kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt

16

MQĐ14

Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (sử dụng cho trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn tạm giữ mà người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận)

17

MQĐ15

Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (sử dụng cho trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

18

MQĐ16

Quyết định buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

19

MQĐ17

Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho trường hợp người bị xử phạt chết/mất tích; tổ chức bị giải thể/phá sản)

20

MQĐ18

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

21

MQĐ19

Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính

22

MQĐ20

Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

23

MQĐ21

Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

24

MQĐ22

Quyết định giao phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản

25

MQĐ23

Quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh

26

MQĐ24

Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

27

MQĐ25

Quyết định khám người theo thủ tục hành chính

28

MQĐ26

Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

29

MQĐ27

Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

30

MQĐ28

Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở

31

MQĐ29

Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

32

MQĐ30

Quyết định chuyển phương tiện giao thông đã giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản về nơi bị tạm giữ

33

MQĐ31

Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

34

MQĐ32

Quyết định chấm dứt tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

35

MQĐ33

Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

36

MQĐ34

Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính

37

MQĐ35

Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

38

MQĐ36

Quyết định về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

39

MQĐ37

Quyết định chấm dứt việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính/cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/tạm giữ người theo thủ tục hành chính

40

MQĐ38

Quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

41

MQĐ39

Quyết định đính chính quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

42

MQĐ40

Quyết định hủy bỏ quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính

43

MQĐ41

Quyết định trưng cầu giám định

44

MQĐ42

Quyết định chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ/hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

II.

MẪU BIÊN BẢN

1

MBB01

Biên bản vi phạm hành chính

2

MBB02

Biên bản làm việc

3

MBB03

Biên bản phiên giải trình trực tiếp

4

MBB04

Biên bản xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

5

MBB05

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

6

MBB06

Biên bản về việc không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính

7

MBB07

Biên bản về việc không nhận quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

8

MBB08

Biên bản giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề

9

MBB09

Biên bản xác minh thông tin về tiền, tài sản của cá nhân/tổ chức bị cưỡng chế

10

MBB10

Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính/hoàn trả kinh phí

11

MBB11

Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

12

MBB12

Biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt/phải hoàn trả

13

MBB13

Biên bản giao bảo quản tài sản kê biên

14

MBB14

Biên bản chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá

15

MBB15

Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

16

MBB16

Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ (sử dụng cho trường hợp không ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề)

17

MBB17

Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

18

MBB18

Đặt/Trả lại tiền bảo lãnh

19

MBB19

Giao phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản

20

MBB20

Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

21

MBB21

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

22

MBB22

Biên bản bàn giao người có hành vi vi phạm hành chính/bị áp giải

23

MBB23

Biên bản khám người theo thủ tục hành chính

24

MBB24

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

25

MBB25

Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

26

MBB26

Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

27

MBB27

Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

28

MBB28

Biên bản bàn giao hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

29

MBB29

Biên bản chuyển hồ sơ và quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tổ chức thi hành

30

MBB30

Biên bản chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã quá thời hạn tạm giữ/hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

GOVERNMENT OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 118/2021/ND-CP

Hanoi, December 23, 2021

 

DECREE

ELABORATING CERTAIN ARTICLES AND ENFORCEMENT OF THE LAW ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; The Law on amendments to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

At the request of the Minister of Justice of Vietnam;

The Government of Vietnam promulgates a Decree elaborating certain Articles and enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Decree elaborates certain Articles and enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations including:

1. Entities against whom administrative penalties are imposed.

2. Regulations on administrative violations and administrative penalties.

3. Applications of regulations on administrative penalties.

4. State management of enforcement of laws on handling of administrative violations.

Article 2. Regulated entities

1. Authorities competent to manage the enforcement of laws on handling of administrative violations.

2. Authorities and individuals competent to handle administrative violations.

3. Agencies, organizations and individuals relative to the enforcement of laws on handling of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Entities against whom administrative penalties are imposed prescribed in clause 1 Article 5 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. Administrative penalties will be imposed upon an organization if the following conditions are fully satisfied

a) The organization is a juridical person under regulations of civil laws or other organizations are established as prescribed by laws;

b) Administrative violations are committed by representatives, people appointed to act on the organization’s behalf or people committing violations under direction, control, assignment and approval of organizations and these violations prescribed in decrees on administrative penalties in various state management fields.

3. Penalized organizations are prescribed specifically in decrees on administrative penalties in various state management fields.

4. For branches, representative offices and business locations committing administrative violations within the authorization scope and time limit of juridical persons and organizations or under their direction, control, assignment and approval, these juridical persons and organizations against whose administrative penalties shall be imposed according to fines applicable to organizations for activities organized by branches, representative offices and business locations of these juridical persons and organizations.

For branches, representative offices and business locations of juridical persons and organizations committing administrative violations beyond the authorization scope and time limit of legal entities and organizations or beyond their direction, control, assignment and approval, these branches, representative offices and business locations on whose administrative penalties shall be imposed according to fines applicable to organizations for activities organized by branches, representative offices and business locations of these legal entities and organizations.

5. Household businesses, households and communities that commit administrative violations shall be subject to fines imposed on individuals committing administrative violations. Representatives of household businesses, owners of households, leaders of communities shall be responsible for implementation of decisions on administrative penalties for household businesses, households and communities.

6. In case officials, public employees, members of the People's Army and the People's Public Security Forces and cipher officers who commit violations whilst being on their official duties and missions and these violations belong to the official duties and missions, they shall be not subject to penalties according to regulations of laws on handling of administrative violations but they shall be handled as prescribed by relative laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

REGULATIONS ON ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ADMINISTRATIVE PENALTIES

Article 4. Regulations on administrative violations, penalties, fines and remedial measures in decrees on administrative penalties in various state management fields

1. Regulations on administrative violations must satisfy the following requirements:

a) Violations must be relative to obligations, liabilities, prohibitions of laws on administrative management order in various state management fields;

b) Violations must meet requirements for ensuring the state administrative management order;

c) Administrative violations must be presented clearly, adequately and specifically to be able to determine violations and impose penalties on them in the reality.

2. Administrative violations prescribed in decrees on administrative penalties in various state management fields must be corresponding and suitable to infringing natures of these violations.

In case an administrative violation belongs to a state management field but relates to another state management field, in order to ensure the completeness, comprehensiveness and uniformity of regulations on administrative penalties, it may refer to the violations prescribed in the decrees on administrative penalties on another field while delimiting power to impose penalties on some titles with powers to impose penalties of this field.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Penalties and fines shall be prescribed for each administrative violation and must be based on the following elements:

a) Nature and seriousness of violations of the state administrative management order of the violations; for violations that are not serious and simple, warnings must be imposed;

b) Average income and standard of living of the people in each stage of socio-economic development of Vietnam;

c) Level of education and deterrence, reasonableness and feasibility of applying the penalties and fines.

4. Regulations on the penalty frame for each administrative violation must be specific and the gap between the minimum and maximum amount of the penalty frame must be not too large. The penalty frame specified in an article must be arranged in ascending order starting from the smallest amount to the largest amount.

5. Remedial measures shall be prescribed for each administrative violation and must be based on the following requirements:

a) Administrative violations must cause consequences or have the actual possibility of causing consequences;

b) Remedial measures must satisfy requirements for re-recovery in the state administrative management order caused by administrative violations;

c) Remedial measures must be performed clearly, adequately and specifically to be able to apply to the reality and must ensure the practicability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Regulations on fixed-term suspension of practising licenses or certificates, fixed-term suspension of operations or confiscation of exhibits and means of administrative violations for administrative violations specified in decrees on administrative penalties in various state management fields

1. Basis for suspension of practising licenses or certificates for administrative violations:

a) Direct violations against activities stated in practising licenses or certificates;

b) Violations with serious nature and seriousness against the state administrative management order.

2. Do not suspend practising licenses or certificates for the fixed term in case there are law regulations on revocation of practising licenses or certificates.

3. Regulations on fixed-term partial suspension of operation for administrative violations committed by manufacturers, businesses and service establishments must include licenses according to regulations of laws on the basis of the following:

a) Direct violation against activities specified in licenses;

b) Violations with serious nature and seriousness against the state administrative management order.

c) Administrative violations must cause consequences or have the actual possibility of causing serious consequences for human life, health, environment and social security and order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Regulations on fixed-term partial or full suspension of operation for administrative violations of manufacture, business and service establishments or other operations do not require licenses according to regulations of laws on the basis of nature and serious seriousness of violations against the state administrative management order or serious consequences for human life, health, environment and social security and order that such violations have actual possibility of causing that.

6. In case exhibits and means of administrative violations are drugs, weapons, explosives, combat gears, objects of historical and cultural worth, national treasures, antiques, precious forest products and objects banned from storage or circulation, they must be confiscated. For other cases, regulations on the confiscation of exhibits and means of administrative violations must be based on one of the following:

a) Violations are constituted by deliberate faults or serious violations;

b) Objects, money, goods, and means are direct exhibits of the administrative violations or are directly used to commit administrative violations.

7. Fixed-term suspension of licenses and practicing certificates or fixed-term suspension of operation or confiscation of exhibits and means of administrative violations which are primary or additional penalties for specific administrative violations specified in decrees on administrative penalties must be based on Articles 21, 25 and 26 of the Law on Handling of Administrative Violations, clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article and particular nature of each state management field.

8. Duration of fixed-term suspension of practising licenses or certificates or fixed-term suspension of operation for administrative violations must be prescribed in specific time frame and the minimum and maximum gaps between deprivation duration and suspension duration must be not too large.

Article 6. Regulations on power to impose penalties and issue offence notices

1. Power to impose fines of each title must be prescribed specifically in decrees on administrative penalties. For decrees having numerous state management fields, this power must be specifically prescribed for each field.

In case fines for titles prescribed in Articles 38, 39, 40, 41 and 46 of the Law on Handling of Administrative Violations are accounted as percentages of the maximum fines of corresponding fields prescribed in clause 1 Article 24 of the Law on Handling of Administrative Violations, the power to impose fines must be prescribed under specific fines to be specified in decrees on administrative penalties in various state management fields.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In case decrees on administrative penalties prescribe numerous titles of forces with power to impose penalties in many different state management fields that participate in penalties, they must clearly prescribe power to impose penalties of such forces on each particular clause.

4. Persons with power to issue offence notices include persons with power to impose penalties, officials, public employees and persons of the People's Army, People's Public Security and cipher workers on their official duties, missions; aircraft commanders, captains, ship captains and persons assigned to issue offence notices by the aircraft commanders, captains and ship captains.

Titles with power to issue offence notices are specifically prescribed in the decrees on administrative penalties in each state management field.

5. For administrative violations subject to both penalties including primary penalties which are fine and additional penalties which are expulsion, the decrees on administrative penalties in various state management fields must stipulate power to impose penalties on such violations for titles with power to impose penalties of expulsion as prescribed in point dd clause 5 and clause 7 Article 39 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Chapter III

APPLICATION OF REGULATIONS ON ADMINISTRATIVE PENALTIES

Article 7. Application of legislative documents to impose penalties on administrative violations

1. The application of legislative documents to impose penalties on administrative violations shall be implemented as prescribed in Article 156 of the Law on Promulgation of Legislative Documents.

2. In case an administrative violation is committed in a period in which there are plenty of valid decrees on administrative penalties in various state management fields but no decree can be determined to apply according to clause 1 of this Article, the application of legislative documents to impose penalties on the administrative violation shall be implemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If the administrative violation is being committed, decrees which are valid at the time of discovering the violation shall be applied to impose penalties;

Article 8. Principles for determination of administrative violations, imposition of administrative penalties, remedial measures and force majeure events

1. The determination of an administrative violation which has ended, or is being committed for the purpose of calculating the prescriptive period shall comply with the following principles:

a) The administrative violation which has ended refers to the violation committed once or several times and there are grounds for determining that the violation has been committed completely before the competent authority or person detects the administrative violation;

b) The administrative violation which is being committed refers to the violation which is happening when the competent authority or person detects the administrative violation and such violation still infringes upon the state management order.

2. Administrative penalties and remedial measures shall be only applied when decrees on administrative penalties in various state management fields prescribe the penalties and remedial measures for specific administrative violations, except for cases prescribed in clause 2 Article 65 of the Law on Handling of Administrative Violations.

3. In case the administrative violation has been committed due to objective conditions and circumstances such as an epidemic or due to the obligation to carry out anti-epidemic measures, in order to determine whether to impose administrative penalties or not, persons with power to impose penalties must verify, collect full information, data, documents relating to the administrative violation in order to clarify circumstances of specific cases. In case the epidemic is determined as the direct cause of the administrative violation; if the violator is not able to anticipate disease circumstance and overcome although they took all necessary measures within their abilities, regulations in clause 4 Article 11 of the Law on Handling of Administrative Violations may be applied to avoid administrative penalties.

Article 9. Imposition of fines; fixed-term suspension of practising licenses or certificates; fixed-term suspension of operation; confiscation of exhibits and means of administrative violations and remedial measures

1. The determination of a fine on a particular administrative violation in case there are numerous aggravating and extenuating circumstances shall be applied according to the following principles:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A specific fine on an administrative violation is the average amount of the penalty frame prescribed for such violation. In case there are at least 02 extenuating circumstances, the minimum amount of the penalty frame shall be imposed; if there are at least 02 aggravating circumstances, the maximum amount of the penalty frame shall be applied.

2. Fixed-term suspension of practising licenses or certificates shall be imposed as follows:

a) In case a violator committing multiple administrative violations that are imposed penalties once of which there are at least 02 violations is imposed fixed-term suspension of various different types of practising licenses or certificates, particular fixed-term suspension shall be imposed for each violation. 

In case there are at least 02 violations imposed on fixed-term suspension of the same practising license or certificate, the maximum duration of the use right deprivation time frame of the violation having the longest duration of suspension;

b) In case a violator committing administrative violations in multiple times is subject to penalties on each violation of which there are at least 02 violations imposed on fixed-term suspension of the same practising license or certificate, the maximum amount of the use right deprivation time frame of the violation having the longest duration of suspension;

c) In case the maintaining duration of validity of a practising license or certificate is shorter than the duration of suspension of the practising license or certificate, the duration of deprivation shall be applied as the remaining duration of validity of such practising license or certificate.

3. The power to impose suspension of practising licenses or certificates does not depend on authorities or persons issued such practising licenses or certificates and only depend on the Law on Handling of Administrative Violations.

4. Violators must submit practising licenses or certificates on retention request of persons with powers to impose penalties, except for the case to which preventive measures and measures for assurance of administrative penalty (hereinafter referred to as “preventive measures”), which is impoundment of practising license or certificate are applied as prescribed in clause 7 Article 125 of the Law on Handling of Administrative Violations. The submission of the practising license or certificate must be issued in writing and 01 copy shall be submitted to the violator. In case a record of retention of the practising license or certificate has been made, the record of retention shall be continuously valid until the expiry date of suspension of the practising license or certificate according to a decision on administrative penalties.

5. Within 02 working days from the day on which the decision on administrative penalties including suspension of the practising license or certificate, competent person made the decision must submit it to the authority that issued the practising license or certificate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case a violator who committing multiple administrative violations is subject to penalties at the same time, in which at least 2 violations on which penalties for fixed-term suspension of operation have been imposed, the maximum duration of the suspension time frame of such violation with regulations on the longest suspension duration shall be applied;

b) In case a violator who committing multiple administrative violations is subject to penalties on each violation, in which at least 2 violations on which penalties for fixed-term suspension of operation have been imposed, the maximum duration of the suspension time frame of such violation with regulations on the longest suspension duration shall be applied;

7. The determination of specific time limit of fixed-term suspension of a practising license or certificate and fixed-term suspension of operation for an administrative violation in case there are numerous aggravating and extenuating circumstances shall be applied according to the following principles:

a) Upon the determination of time limit of fixed-term suspension of a practising license or certificate and fixed-term suspension of operation for the administrative violation of the violator having both aggravating and extenuating circumstances, each extenuating circumstance involved shall be equivalent to an aggravating circumstance deduced;

b) The specific time limit of suspension of a practising license or certificate or suspension of operation for an administrative violation is the average duration of deprivation or supension time frame prescribed for such violation. In case there are at least 02 extenuating circumstances, the minimum duration of the deprivation or suspension time frame shall be applied; if there are at least 02 aggravating circumstances, the maximum duration of the deprivation or suspension time frame shall be applied.

8. Persons with power to confiscate exhibits and means of administration violations prescribed in clause 2 Article 65 and clause 4 Article 126 of the Law on Handling of Administrative Violation are persons with power to impose administrative penalties on such violations.

In case exhibits and means of administrative violations are instruments prohibited from storing and circulating, persons with power to confiscate them shall be determined as prescribed in clause 2 Article 24 hereof.

9. Persons with power to apply remedial measures prescribed in clause 2 Article 65 of the Law on Handling of Administrative Violations are persons with power to impose administrative penalties on such cases.

10. Persons with power to destroy exhibits or means of administrative violations which are products harmful to health of human, animals, plants and environment, and toxic materials as prescribed in clause 5 Article 126 of the Law on Handling of Administrative Violations are persons with power to impose administrative penalties on such cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Decisions on authorization as prescribed in Article 54, clause 2 Article 87 and clause 2 Article 123 of the Law on Handling of Administrative Violations must include specific scopes, contents and duration of authorization.

A Decision on authorization must consist of a number, specific date, cite, signature and seal; in case an authority or unit of an assignor does not able to use its own seal, a seal without full name of its superior authority shall be put.

On the legal bases, decisions on administrative penalties, decisions on enforcing execution of decisions on penalties, decisions on application of preventive measures of the authorized deputies must clearly state numbers, dates and cites of such authorization decisions.

2. Assignees leading or assuring authorities or units with power to impose penalties shall also have power to impose penalties and be handed over to impose penalties or enforce execution of decisions on penalties, application of preventive measures like their leaders

3. During the authorization period, persons with power to impose administrative penalties specified in clause 1 Article 54 of the Law on Handling of Administrative Violations shall still have the power to impose penalties and enforce execution of decisions on penalties and application of preventive measures.

4. The authorization shall be terminated in one of the following cases:

a) Authorization time limit specified in decisions is over;

b) Delegated tasks have been completed;

c) Superiors terminate the authorization for their inferiors. In this case, the termination of authorization must be decided in writing;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Assignors or assignees die, or are declared by the Court as having lost their civil act capacity or been restricted in their civil act capacity, are missing or dead;

e) Assigned tasks have not been finished but such violation cases must be transferred to other competent authorities or persons for handling under regulations of laws;

g) Assignors or assignees are prosecuted or detained to serve investigation, prosecution and adjudication;

 h) Conditions for authorization for detention of violators under administrative procedures prescribed in clause 2 Article 123 of the Law on Handling of Administrative Violations no longer exist.

Article 11. Power to impose administrative penalties of Chiefs of specialized inspectorates.

1. A chief of specialized inspectorate are entitled to impose penalties for administrative violations within the scope and content of the inspection in the inspection duration according to regulations of laws on inspection.

When the inspection duration expires according to regulations of laws on inspection but any decision on penalties is made for objective reasons, such violation case must be transferred to persons with power to penalties.

2. If the decision on administrative penalties is filed, the person that has made the decision on inspection shall receive and settle it, or instruct the person that has issued the decision on administrative penalties to handle as prescribed by laws on complaints.

Article 12. Issuing offence notices

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A competent person who is on duty must issue an offence notice when he/she detects the violation.

For an act showing signs of an administrative violation that is not under his/her power to issue an offence notice of administrative violation or not in his/her management fields and areas, he/she must make a record of working to record the case and immediately transfer it to a person with power to issue an offence notice;

b) For a case that its exhibits or means must be expertised, verified, inspected or another necessary case, a competent person who is on duty may make a record of working to record the case.

The working record prescribed in points a and b of this clause is one of the bases for issuing the offence notice;

c) If any administrative violation is detected by professional technical equipment, the location where the offence notice is issued shall comply with regulations specified in clause 2 Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations;

d) The transfer of the results achieved from professional technical equipment to persons with power to impose administrative penalties in order to issue offence notices and decisions on imposition of administrative penalties shall comply with the Government's regulations on the list, management and use of professional technical equipment, collection and use of data collected from technical equipment provided by individuals or organizations for the purpose of detecting administrative violations.

2. Time limit for issuing an offence notice:

a) The offence notice shall be issued within 02 working days from the day on which the administrative violation is detected;

b) For the case that consists of multiple complex circumstances or has a large scale and causes effects to legal rights and interests of organizations or individuals, the offence notice shall be issued within 05 working days from the day of detecting the administrative violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) If the administrative violation is committed on an aircraft, ship or train, a person entitled to issue offence notices or the aircraft commander, the captain or ship master shall issue a notice and transfer it to a person entitled to impose penalties for administrative violations within 02 working days from the date on which the aircraft, ship or train arrives at an airport, port or railway station;

dd) If a case having multiple different administrative violations, in which there is an administrative violation which is detected by professionally technical equipment or it is required to determine the value of exhibits, means of the violation, assess, inspect and verify relevant details, the offence notice shall be issued for violations in such case within 03 working days from the day on which the violator is detected by professionally technical equipment or from the date of receiving full result of valuation of exhibits or means of the violation, assessment, inspection and verification of relevant details.

3. Issuing offence notices in some specific cases:

a) Only one offence notice and one decision on penalties shall be issued for each administrative violation. In case a violation has been issued in writing and a decision on penalties is not issued but a violator fails to comply with requests and orders of the competent person, and still deliberately commit the violation, the competent person must apply appropriate preventive measures to terminate the violation. Upon making the decision on penalties for such violation, the person with power to impose penalties may apply aggravating circumstances as specified in point i clause 1 Article 10 of the Law on Handling of Administrative Violations or impose penalties on the violation of failing to implement requests and orders of the competent person in case that decrees on administrative penalties in the corresponding state management fields have regulations and penalties for violations having offence notices which have been issued and decisions on penalties which have not been issued;

b) In case a violator commits multiple different administrative violations in the same violation case, the competent person shall issue the offence notice, in which each violation shall be clarified;

c) In case multiple violators commit an administrative violation in the same violation case, the competent person may issue one or multiple offence notice(s) for each violator. In case value of exhibits or means of administrative violation is different, the competent person must clarify the value of each violator’s exhibit or mean of violation;

d) In case multiple violators commit multiple different administrative violations in the same violation case, the competent person may issue one or multiple offence notice(s), in which each violator's violation shall be clarified;

dd) In case a violator commits an administrative violation in multiple times, the competent person shall issue an offence notice, in which each violation and each time of violation shall be clarified.

4. A record of administrative violation must consist of the following main contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Full name and position of the record maker;

c) Information about the violator and individuals or entities involved;

d) Time and location when and where the violation occurs;

dd) Specific and adequate case or violation description;

e) Preventive measures

g) Testimony of the violator or legal or authorized representative of the violating entity;

h) Testimony of the witness, the victim or representative of the organization suffering loss or damage (if any); opinions of the parents or guardian in case the violator is a minor (if any);

i) Rights and time limit of explanation about the administrative violation of the violator, and authority receiving explanation of the competent person; if the violator refuses to explain, his/her opinion must be clarified in the record;

k) Time and location when and where the violator or representative of the violating entity must be present to settle the case;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Signing offence notices:

a) An offence notice must include at least 02 copies and must be signed by the record maker and the violator or representative of the violating entity, except for records which are made according to regulations in clause 7 of this Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations; in case the violator fails to sign, he/she must sign by pressing his/her finger-print; if there are witnesses, interpreters, victims or representatives of the organization suffering damage, they must both sign the records; in case the record consist of multiple pages, each page of the record must be signed;

b) In case the violator or representative of the violating entity is not present at the place of violation or deliberately evades or fails to sign or press his/her finger-print in the notice for an objective reason or has presence but refuses to sign or press fingerprint in the record or in case the violator cannot be identified, the record must include a signature of the representative of communal authority where the violation occurred or of at least one witness to confirm that the violator has not signed in the record; in case there is no signature of representative of communal authority or the witness, reasons for that must be clarified in the record.

6. Transferring the offence notice:

a) One copy of the offence notice completely issued must be transferred to the violator, except for cases that cannot identify violators. In case the offence notice marker is not entitled to impose penalties on the administrative violation, the notice and other documents must be transferred to a person with power to impose penalties within 24 hours from the time of making the record;

b) In case the violator is a minor, the notice will also be sent to his/her parents or guardian;

c) In case the violator and/or representative of violating organization is/are absent from place of issuing offence notice(s) or is/are present but refuses to receive or has bases to believe that the violator evades receiving the record, the transfer of the offence notice shall comply with regulations in Article 70 of the Law on Handling of Administrative Violations on the submission of decisions on administrative penalties for execution.

7. Records of administrative violations made and sent electronically as prescribed in clause 7 Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations shall comply with regulations in decrees on administrative penalties in various state management fields in a manner that is suitable for each field’s nature.

8. If persons with power to issue offence notices or relative entities having failures in late transferring offence notices or dossiers of violation cases leading to the time limit for making decisions on penalties is over, they are subject to handling as prescribed by laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. A person promulgated a decision by himself/herself or on request of persons prescribed in clause 3 Article 18 of the Law on Handling of Administrative Violations must promulgate a decision on cancellation of all the contents of the decision in one of the following cases:

a) Failure in determination of the violator;

b) Violation against regulations on power to promulgate decisions;

c) Violations against regulations on procedures for promulgating decisions;

d) Cases prescribed in clause 1 Article 12 of the Law on Handling of Administrative Violations;

dd) Cases prescribed in clause 6 Article 12 of the Law on Handling of Administrative Violations;

e) Cases prescribed in clause 10 Article 12 of the Law on Handling of Administrative Violations;

g) Cases prescribed in clause 3 Article 62 of the Law on Handling of Administrative Violations;

h) Cases of failure to make decisions on penalties prescribed in clause 1 Article 65 of the Law on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. For cases prescribed in points a, b, c, dd and e clause 1 of this Article, if there are bases to promulgate new decisions, the persons promulgated decisions must promulgate new decisions or transfer them to persons with power to promulgate new decisions.

For the case prescribed in point h clause 1 of this Article, if exhibits or means of administrative violations banned from storage or circulation or subject to penalties for confiscation or remedial measures against administrative violations under laws, competent persons who have promulgated the decisions must promulgate new decision or transfer them to persons with power to promulgate new decisions for confiscation and application of remedial measures.

Article 14. Correction, amendment and partial cancellation of decisions on administrative penalties

1. Persons who have promulgated decisions by themselves or on request of persons prescribed in clause 3 Article 18 of the Law on Handling of Administrative Violations shall have responsibilities for correction of their decisions upon having errors in drafting techniques.

2. Persons who have promulgated decisions by themselves or on request of persons prescribed in clause 3 Article 18 of the Law on Handling of Administrative Violations shall have responsibilities for amendment and/or partial cancellation of decisions if these decisions have errors or violations that do not fall under cases specified in clause 1 Article 13 of this Decree and clause 1 of this Article.

3. Decisions on correction, amendment and/or partial cancellation of decisions on administrative penalties shall be stored among penalty records.

Article 15. Time limit for implementation and contents of correction, amendment and partial or complete cancellation of decisions on administrative penalties

1. Time limit for correction, amendment and partial or complete cancellation of a decision:

a) Time limit for correction, amendment and partial cancellation of the decision is 01 year from the date on which the competent person promulgates the decision having errors. In case the prescriptive period prescribed in point a clause 1 Article 6 of the Law on Handling of Administrative Violations ends, the correction, amendment or partial cancellation of the decision shall be not implemented;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. There is no time limit for correction, amendment and partial cancellation of the decision prescribed in point a clause 1 of this Article in the following cases:

a) The penalty decision applying the confiscation of exhibits or means of administrative violations and remedial measures prescribed in clause 1 Article 74 of the Law on Handling of Administrative Violations;

b) The case that has a decision on handling complaints of a person or authority with power to handle complaints about mandatory amendment and partial cancellation of the decision;

c) The case that involves contents of denunciation of a person or authority with power to handle the denunciation of mandatory amendment and partial cancellation of the decision;

d) The case that having a judgment or decision of the Court on the amendment and partial cancellation of the decision that is filed a lawsuit.

3. For the case prescribed in clause 3 Article 13 of this Decree, if there is a ground for promulgating a new decision, a competent person must make a record of confirming circumstances of the case of administrative violation according to Article 59 of the Law on Handling of Administrative Violations.

The time limit for promulgating the new decision is under regulations of clause 1 Article 66 of the Law on Handling of Administrative Violations from the date on which the record of confirming circumstances of the case of administrative violations.

4. The decision applying the confiscation of exhibits or means of administrative violations and remedial measures shall only be corrected, amended and partially cancelled as prescribed in point a clause 2 of this Article on the confiscation of exhibits or means of administrative violations and the application of remedial measures.

Article 16. Effect, time limit and prescriptive period for enforcement of decisions on correction, amendment, partial or complete cancellation or new decisions on administrative penalties

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Time limit for enforcing decisions on correction, amendment and partial cancellation or new decisions shall be 10 days from the date on which violators receive the decisions; in case a new decision has a term of enforcement of more than 10 days, it shall comply with that term.

3. Prescriptive period for enforcement of decisions on correction, amendment and partial cancellation or new decisions:

a) Prescriptive period for enforcement of decisions on correction, amendment and partial cancellation or new decisions shall be 01 year from the date on which the decisions are made;

b) In case it is necessary to make a/an correction, amendment and partial cancellation or promulgation of new decisions multiple times, prescriptive period shall be 02 years from the date on which decisions on correction, amendment and partial cancellation are made;

Decisions are no longer valid beyond the time limit prescribed in points a and b of this clause unless the case that a decision on penalties applies confiscation of exhibits, means of administrative violation or remedial measures;

d) In case a penalized organization or individual (hereinafter referred to as “penalized violators”) deliberately shirks or delays implementation of the decisions, the above-mentioned prescriptive period shall begin from the date on which the act of shirking or delaying terminates.

Article 17. Explanation

1. In case a violator does not send a written explanation to a person with power to impose administrative penalties or a petition for extension of the time limit for explanation within the time limit prescribed in clause 2 Article 61 of the Law on Handling of Administrative Violations or clarified in the offence notice on failure to explain, the person with power to impose penalties shall promulgate a decision on penalties within the time limit prescribed in point a clause 1 Article 66 of the Law on Handling of Administrative Violations.

In case a violator has a request for explanation according to regulations of clauses 2, 3, and 4 Article 61 of the Law on Handling of Administrative Violations, the person with power to impose penalties shall promulgate a decision on penalties within the time limit prescribed in points b and c clause 1 Article 66 of the Law on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The explanation and consideration of explanations shall be made into written documents and they shall be stored among penalty records.

4. Upon making a record of administrative violation, if no person with power to impose penalties is determined, each violator shall send a written explanation to a person with power to make records. The person with power to make records shall transfer the case's dossier and the written explanation to the person with power to impose penalties immediately after determining the power to impose administrative penalties on that person.

Article 18. Release of administrative penalties for violators on mass media

1. For a violation that must be released as prescribed in Clause 1 Article 72 of the Law on Handling of Administrative Violations, the head of an authority or unit that make a decision on penalties shall send a written notification of the release and a copy of the decision on administrative penalties to a website or newspaper of an agency of ministry, department or the People's Committee where the administrative violation is committed within 03 working days from the day on which the decision on penalties is made.

In case of correction, amendment and cancellation of decisions on administrative penalties or promulgation of new decisions, the release is also required as prescribed in this clause.

2. Information to be disclosed includes: Full name, date of birth, identity card or citizen identification number or personal identification number, nationality of the violator or name and address of the violating organization; administrative violation; form of penalty; remedial measures and implementation duration.

3. Head of the press agency or the person responsible for managing contents of websites and the time limit for release shall:

a) Publish all information that needs to be released within 02 working days from the date on which it receives a written notification of release and a copy of decision on administrative penalties;

b) Publish information about each decision on penalties at least 01 time and duration of the release is at least 30 days;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Head of the agency where the person who has made the decision on administrative violations works for shall:

a) Be responsible for released contents;

b) Correct wrong information within 01 working day from the date on which it detects the wrong information or receives requests for correction.

5. Correct wrong information:

In case a website or newspaper incorrectly releases information prescribed in clause 2 of this Article, it is required to correct right columns or positions where wrong information is published during 24 hours from the tine of detecting the wrong information and receiving requests for correction on the website or the next issue of the newspaper and pay for the correction;

b) The correction shall be made in 01 time for each decision on administrative penalties and duration of publishing is at least 30 days.

6. In case the penalty cannot be released on time as prescribed in clause 1 of this Article because of force majeure, the person who responsible for releasing the penalty must directly report to the superior head and release it immediately after the force majeure is controlled.

7. Expenses for release and correction of wrong information shall be covered by regularly operating expenses from the office of the competent person who has made the decision on administrative violation.

8. For people who commit violations prescribed in clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall, depending on nature and seriousness of violation, be disciplined, or must be reimbursed in accordance with laws on state's compensation liability in case of causing damages.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In case a penalized person dies or goes missing or a penalized organization dissolves or goes bankrupt as prescribed in Article 75 of the Law on Handling of Administrative Violations and the penalty decisions still valid, the person who issues the penalty decision must makes a decision on partial enforcement of the decision on administrative penalties within 60 days from the date on which the penalized person dies written in his/her death certificate; the penalized person goes missing recorded in the decision to declare the person missing; from the date on which the business organization notifies the dissolution; from the effective date of the decision to declare bankruptcy. The decision on enforcement shall include the following contents:

a) Suspension of enforcement of penalties and reasons for suspension; except for the cases specified in point b of this Clause;

b) Maintenance of penalties for confiscation of exhibits or means of administrative violations and remedial measures.

2. Responsibilities for enforcement of penalties for confiscation of exhibits or means of administrative violations and application of remedial measures in case penalized people die, go missing or penalized organizations dissolve, go bankrupt:

a) Individuals and organizations that are managing exhibits or means of administrative violations shall be responsible for enforcing penalties for confiscation of exhibits or means of administrative violations;

b) Individuals who come into inheritances determined as prescribed by civil laws on inheritance shall continue to implement remedial measures within scopes of the inheritances.

3. Submission of decisions on partial enforcement of decisions on administrative penalties:

a) Decisions on partial enforcement of decisions on administrative penalties in case penalized organizations dissolve or go bankrupt must be sent to authorities, organizations and individuals with power to settle the dissolution or bankruptcy; legal representatives of these penalized organizations for enforcement of penalties;

b) Decisions on partial enforcement of decisions on administrative penalties must be sent to individuals or organizations prescribed in clause 2 of this Article and point a of this clause within 03 working days from the date on which decisions are issued.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Procedures for partial enforcement of the decisions on administrative penalties prescribed in point b clause 1 of this Article shall be implemented according to regulations of section 2 Chapter III Part 2 of the Law on Handling of Administrative Violations;

b) If individuals or organizations prescribed in clause 2 of this Article fail to implement remedial measures by the time limit for enforcing the decisions, authorities of people with power to impose penalties that are handling the administrative violation cases must organize implementation of them.

Expenses for implementing remedial measures shall be reduced from value of inherited property that penalized people have left or the remaining property of penalized organizations after dissolution or bankruptcy that is considered as an item of the priority payment expenses (if any).

5. If penalized people die without inheritances, or penalized organizations dissolve or go bankrupt without remaining property, remedial measures shall be taken in accordance with clause 4 Article 85 of the Law on Handling of Administrative Violations.

6. Inheritors of penalized people who are dead or missing, or legal representatives of penalized organizations that are dissolved or bankrupted are entitled to supervise and file lawsuits against expenses and payment for expenses for implementing remedial measures prescribed in Clause 4 this Article.

Article 20. Forms and procedures for collection and payment of fines

1. Violators pay fines according to one of the following forms:

a) Direct payment of cash at State Treasuries or at commercial banks where State Treasuries open their accounts specified in penalty decisions;

b) Transfer to accounts of State Treasuries written in penalty decisions via National Public Service portal or electronic payment services of banks or intermediary payment service providers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Payment of fines for administrative violations committed in the field of road traffic to state treasuries according to regulations of points a, b and c clause 1 of this Article or by public postal services.

2. Procedures for payment of fines:

a) In case penalized individuals do not stay or penalized organizations are not located at places of violations while only fines are imposed, persons with power to impose penalties for decisions on paying fines prescribed in point b clause 1 of this Article and send them to violating individuals or organizations via posts by guaranteed forms within 02 working days from the date on which penalty decisions are issued;

b) Penalized violators shall pay to accounts of state treasuries as written in penalty decisions within the time limit prescribed in Clause 1 Article 73 of the Law on Handling of Administrative Violations;

c) Within 05 working days from the day on which fines are paid to accounts of state treasuries in person or by public post, person that impounded the documents for ensuring penalties according to regulations in clause 6 Article 125 of the Law on Handling of Administrative Violations must return impounded documents to penalized organizations or individuals by post with guaranteed forms for direct payment or via public postal services for indirect payment. Expenses for submission of sanctioning decisions and return of documents shall be paid by penalized violators;

d) Penalized violators may receive impounded documents in person or via legal representatives or authorized representatives.

3. In case penalized violators defer fines as prescribed in clause 1 Article 78 of the Law on Handling of Administrative violations, collecting authorities shall base on sanctioning decisions to calculate and collect late fine payment interests.

4. Decisions on suspension of sanctioning decision; reduction or exemption of the remaining fine or the whole fine; fine payment by installments must be made in writing.

Duration of consideration and decision of reduction or exemption of the remaining fine or acceptance of fine payment by instalments shall not be included in the duration of fine deferral.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The Minister of Finance of Vietnam shall provide guidance on the collection and transfer of fines for administrative violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article; the method of calculating and offsetting differential fines (if any) in case there are decisions on correction, amendment, cancellation or issuance of new decisions on administrative penalties.

Article 21. Documents of collection and transfer of fines and late fine payment interests for administrative violations

1. Documents of collection and transfer of fines and late fine payment interests shall be uniformly printed, issued, managed and used nationwide or electronic documents of transferring to state budget as prescribed by laws to confirm the payments to collecting authorities. Documents of collection and transfer of fines and late fine payment interests for administrative violations must be stored in among penalty records as prescribed by laws on archives.

2. Documents for collection and transfer of fines and late fine payment interests shall include:

a) Fine receipts which must have pre-printed face values used for on-site fine collection as prescribed in clause 2 Article 69 and clause 2 Article 78 of the Law on Handling of Administrative Violations in case the fine is up to 250.000 VND for individuals and 500.000 VND for organizations;

b) Fine receipts that do not have pre-printed face values used to collect fines for the other administrative violation cases and late fine payment interests;

c) Money transfer letters and electronic documents submitted to the state budget (if any);

d) Certificates of transfer of fines for road traffic offences issued by public postal service providers (if any);

dd) Other documents under regulations of laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The Ministry of Finance shall provide fine receipts to authorities and units having persons with power to impose administrative penalties and authorities and organizations that collect fines for administrative violations according to laws.

Postal service providers shall print and manage certificates of payment of fines for road traffic offences via public postal services;

b) Issuing authorities or organizations must make written notifications before bringing the first specimen of fine receipts for administrative violations to use or certificates of payment of fines for road traffic offences;

c) Organizations and individuals provided with fine receipts, certificates of payment of fines for road traffic offences must manage and use them as prescribed in this Decree and other relevant law provisions.

4. Documents of collection and transfer of fines and late fine payment interests shall be used as follows:

a) Upon using fine receipts, fine collectors must compare the information on sanctioning decisions on administrative penalties and the information on the fine receipts. The total fine amounts specified in the fine receipts must be consistent with the fine amounts specified in sanctioning decisions;

b) Upon collecting late fine payment interests according to clause 1 Article 78 of the Law on Handling of Administrative Violations, the information on fine receipts must include collected amount and fine deferral;

c) Fine payers may refuse to pay fines or request the refund of paid fines if they detect that fine receipts or collection documents are not conformable with regulations, decisions on administrative penalties, fines and late fine payment interests (if any) and notify to agencies in charge of fine collection for prompt settlement.

5. Management of fine receipts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Authorities and organizations provided with fine receipts must open books to monitor the receipt, delivery and preservation of receipts in accordance with the current accounting regime; make monthly and quarterly reports on the use of fine receipts; make annual statements of fine receipts in accordance with laws;

c) Destruction of fine receipts must comply with law provisions applicable to each type of receipts.

6. Electronic documents sent to the State budget shall be issued and used in accordance with regulations of laws.

7. The Minister of Finance shall specify contents and forms of fine receipts, and other collection documents; print, issue, manage, and use fine receipts, and late fine payment interests, except for certificates of fine payment for road traffic offences by using the public postal services prescribed in Clause 3 this Article.

Article 22. Transfer of decisions on administrative penalties for organizing implementation

1. Authorities of persons making decisions on administrative penalties for cases mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 71 of the Law on Handling of Administrative Violations shall transfer all original documents and relevant papers to authorities receiving sanctioning decisions for implementation of them. Exhibits and means of administrative violations which are impounded or confiscated (if any) shall be transferred to authorities receiving sanctioning decisions for implementation of them.

The transfer of exhibits and/or means of administrative violations to authorities receiving sanctioning decisions for implementation of them must be recorded in writing.

2. Consideration for deferring, reducing or exempting fines in case of transferring sanctioning decisions for organization of implementation:

a) If penalized violators propose for deferral of, reduction in or exemption from fines as prescribed in Article 76 and Article 77 of the Law on Handling of Administrative Violations, competent persons of authorities receiving sanctioning decisions for implementation shall receive, consider and decide the deferral, reduction or exemption and notify it to the proposers and persons with power to issue decisions on administrative penalties for consideration and provision of reasons in case of disagreeing with the deferral, reduction or exemption;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If penalized violators do not voluntarily comply with sanctioning decisions as prescribed in Clause 1 Article 73 of the Law on Handling of Administrative Violations, competent persons at the authorities receiving sanctioning decisions shall issue decisions on enforcing implementation of decisions on administrative penalties as prescribed by laws.

4. Where exhibits are impounded as prescribed in Clause 3 Article 71 of the Law on Handling of Administrative Violations and exhibits or means of administrative violations are real estate, airplanes, ships, inland watercraft, cargo and vehicles that are bulky, difficult to transport and have high transport costs, authorities of persons issuing decisions on administrative penalties shall still apply sanctioning decisions for organizing implementation.

Article 23. Management of exhibits and means illegally owned or used for administrative violations in cases of confiscation

1. For exhibits and means impounded due to being illegally owned or used for administrative violations in case of confiscation, regulations of clause 1 Article 126 of the Law on Handling of Administrative Violations shall be applied. In this case, violators must pay amounts equal to the value of the exhibits and means of violations to the State budget.

In case an amount equal to the value of exhibits or means of violation is paid in a case involving many violators, these violators shall all pay an amount equal to the value of exhibits or means of administrative violations to the state budget according to rate decided by persons with power to impose penalties under sanctioning decisions, unless violators reach written agreements on such payment and send them to persons with power to impose penalties within the time limit for issuance of decisions on administrative penalties specified in Article 66 of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. For an exhibit or mean of administrative violation confiscated that are registered as collateral according to regulations of civil laws, it shall be handled as follows:

a) The mortgagee may receive back the exhibit, mean or a value equivalent to its secured obligation; the violator must pay an amount equivalent to the value of the exhibit or mean of administrative violation to the state budget;

b) The mortgagee shall send a written notification of result of handling the collateral to a person with power to impose administrative penalties within 03 working days from the date on which he/she receives the result of handling the collateral which is the exhibit or means of administrative violation confiscated. In case the collateral has higher value after handling than the value of the secured obligation, but the violator fails to pay enough amount equal to the value of the exhibit or mean of administrative violation to the state budget, the mortgagee shall transfer the differential value of the collateral to the state budget within 05 working days from the date the written notification of result of handling the collateral is made;

b) If the mortgagee fails to transfer the differential value of the collateral which is an exhibit or mean of administrative violation eligible for confiscation in the prescribed period, he/she shall be penalized according to regulations of laws on administrative penalties for offences related to currency and bank or other relevant fields.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case it is unable to apply grounds prescribed in clause 2 Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations, the competent person who is handling the case must establish an assessment board. The assessment board is established according to regulations of clause 3 Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations.

4. The form and procedures for collection and transfer of the amount equal to the value of exhibit or mean of violation to the state budget shall comply with regulations of Article 21 of this Decree.

Article 24. Identification of power to impose penalties for exhibits or means of administrative violations which are products prohibited from possession or circulation

1. In case decrees on administrative penalties for state management offences prescribe the value or quantity of products prohibited from possession or circulation and fines for violations having exhibits or means of administrative violation which are products prohibited from possession or circulation, power to impose penalties shall be identified according to regulations of Chapter II Part 2 of the Law on Handling of Administrative Violations and regulations of decrees on administrative penalties.

In case exhibits or means of administrative violations which are products prohibited from possession or circulation are not prescribed in the above-mentioned case, the determination of their values is not required but the case dossiers must be transferred to persons with power to impose penalties as prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Power to impose penalties for exhibits or means of administrative violations which are products prohibited shall be identified according to the following principles and orders:

a) If a competent person who is handling a violation case is the person with the highest power to impose penalties for state management offences, the power to impose penalties shall still belong to such person;

b) If a competent person who is handling a violation case is not the person with the highest power to impose penalties for state management offences or is not the President of the provincial People's Committee, he/she must transfer the violation case to the President of the provincial People's Committee where the violation occurred or the person with the highest power to impose penalties for state management offences to issue a sanctioning decision.

3. Power to decide temporary confiscation of exhibits or means of administrative violations which are products prohibited from possession or circulation shall be implemented according to clause 3 Article 125 of the Law on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. When enforcing administrative penalties on minors, in case their exact ages cannot be determined to apply sanctioning forms, persons with power to impose penalties shall choose to apply sanctioning forms in favour of violating minors.

2. Before deciding to impose warnings against minors committing administrative violations, persons with power to impose penalties must consider conditions for applying reminder measures as prescribed in Article 139 of the Law on Handling of Administrative Violations and Article 26 of this Decree. Decisions to impose warnings on minors only made when conditions for applying reminder measures are not satisfied.

Article 26. Reminder measures

1. Reminder measures refer to measures of education which are applied in substitution of warnings against minors who commit administrative violations so that minors can be aware of their violations.

2. Entities and requirements for applying reminder measures:

a) Minors aged from 14 to under 16 who are imposed on administrative penalties when they voluntarily declare, admit and sincerely apologize for their violations;

b) Minors aged from 16 to under 18 who are imposed on administrative penalties when their administrative violations are prescribed as warnings and they voluntarily declare, admit and sincerely apologize for their violations.

3. Persons with power to impose penalties shall consider and decide to apply reminder measures based on requirements specified in clause 2 of this Article. The reminder shall be given in word, on the spot of violation and shall not be recorded in writing.

Article 27. Responsibilities of persons with power to impose administrative penalties on duty

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) have orders or decisions to do duties issued by competent authorities, wear uniforms, military uniforms, badges of authorities or use inspection cards, cards of officials performing specialized inspection tasks as prescribed by laws;

b) handle in a prompt manner, in accordance with nature and seriousness of violations and in accordance with provisions of laws on administrative penalties, orders, charters and regulations of each authority;

c) be serious and gentle in performing official duties.

2. People committing violations against regulations in Clause 1 of this Article or regulations on prohibited acts specified in Article 12 of the Law on Handling of Administrative Violations or other provisions of laws, depending on the nature and seriousness of violations that result in disciplinary action or criminal prosecution; upon causing damage, compensation must be made according to laws on compensation liability of the state.

Article 28. Handling of responsibilities for enforcement of laws on handling of administrative violations

Persons and authorities with power to enforce laws on handling of administrative violations shall, depending on specific cases, consider and handle their according to regulations of the Government of Vietnam or regulations of relevant laws.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF ENFORCEMENT OF LAWS ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Section 1. Contents of state management of enforcing laws on handling of administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Research, review, develop and complete policies and laws on handling of administrative violations.

2. Develop and appeal to competent authorities to promulgate or Authorities competent to manage the enforcement of laws on handling of administrative violations.

3. Monitor enforcement of laws on handling of administrative violations.

4. Preliminarily and finally report enforcement of laws on handling of administrative violations to complete the system of legislative documents.

Article 30. Disseminating laws, providing professional guidance and training in laws on handling of administrative violations

1. Research and compile documents serving for the dissemination and training in laws on handling of administrative violations.

2. Organize professional training in handling administrative violations for employees.

3. Organize dissemination of laws on handling of administrative violations with contents and forms suitable for each specific entity.

4. Disseminate laws, provide professional guidance and training in laws on handling of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Plans for examining enforcement of laws on handling of administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam and the Provincial People’s Committees shall be submitted to the Ministry of Justice of Vietnam within 10 days from the date they are issued for monitoring, cooperating and organizing implementation of the examination.

 The Ministry of Justice shall assume monitoring and consolidation of plans for examining of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam to ensure that there is not more than 1 time of examination per year for authorities and units under their management, except for unscheduled examination.

2. The Ministry of Justice shall, within its tasks and power, cooperate with ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, Supreme People’s Court of Vietnam, State Audit Office of Vietnam in developing plans for examining and handling identical plans for examining.

3. The Minister of Justice shall inspect the enforcement of laws on handling of administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and authorities managing persons with power to handle administrative violations.

4. The Minister of Justice shall assist the Government to inspect enforcement of laws on handling of administrative violations of the Supreme People’s Court of Vietnam and State Audit Office of Vietnam according to regulations specified in Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations.

5. The examination of enforcement of laws on handling of administrative violations shall comply with regulations of the Government of Vietnam on examination and handling of enforcement of laws on administrative violations.

Article 32. Cooperating in inspecting enforcement of laws on handling of administrative violations

1. The cooperation in inspection of enforcement of laws on handling of administrative violations between the Ministry of Justice with relative central authorities; between the Departments of Justice and professional authorities of the provincial People’s Committees, agencies organized in the vertical structures in provinces or central-affiliated cities, the district-level People's Committees is carried out when there are petitions and reflections from individuals, organizations and the press about the application of laws on handling of administrative violations that seriously affect lawful rights and interests of such individuals and organizations.

2. Procedures for cooperation in inspecting enforcement of laws on inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The national database of handling administrative violations is built on the basis of integrating electronic data from the database of handling administrative violations of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, State Audit Office of Vietnam, the Supreme People's Court and the People's Committees at all levels and authorities managing persons with power to handle administrative violations.

2. The national database of handling administrative violations must ensure connection with the national database of population and other professional database as prescribed by laws.

3. Development, management, exploitment and use of the national database shall comply with regulations of the Government of Vietnam and the Minister of Justice.

Article 34. Statistics on handling of administrative violations

1. Statistics on handling of administrative violations are the basis for accessing situation and forecasting tendency for administrative violations, proposing remedial measures, completing policies, laws, serving state management of enforcement of laws on handling of administrative violations.

2. Statistics on handling of administrative violations shall be collected as prescribed by laws on statistics.

Article 35. Reporting enforcement of laws on handling of administrative violations

1. Reports on enforcement of laws on handling of administrative violations shall include reports on situation of administrative penalties and reports on situation of applying measures for handling administrative violations which are made annually.

2. A report on the situation of administrative penalties shall include the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Number of violation cases detected and penalized; penalized entities; the application of penalty forms and remedial measures; preventive measures; types of popular violations;

c) Results of enforcing decisions on administrative penalties: total sanctioning decisions; total amount of fines which are collected from administrative penalties; number of licenses and practising certificates which are suspended for a fixed term; number of cases of fixed-term suspension of operation; number of the sanctioning decisions which are finished; number of decisions on deferral of, reduction, exemption from imposing fines; number of decisions that must be forced to implement; number of decisions which are complained and sued;

d) Number of violating minors eligible for alternative measures for handling administrative violations that are reminder measures;

dd) Number of responsibilities cases subject to criminal prosecutions;

e) Number of dossiers transferred by authorities with power to conduct criminal proceedings to impose administrative penalties;

g) Difficulties in enforcement of laws on administrative penalties; recommendations, proposals.

3. A report on the application of administrative measures shall include the following contents:

a) Comments and general assessment on the situation of applying measures for community-based education in communes, wards and towns and making dossiers of proposals for application of administrative measures for center-based education in reform schools, compulsory educational institutions or compulsory rehabilitation centers; number of cases which are complained or sued;

b) Comments and general assessment on the situation of consideration and decision of the People's Court of Vietnam on the application of administrative measures for center-based education in reform schools, compulsory educational institutions or compulsory rehabilitation centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Number of violating minors eligible for alternative measures for handling administrative violations that are home management and community-based education;

dd) Comments and assessments on the situation of organizing enforcement of decisions on application of measures for community-based education in communes, wards or towns; number of decisions on temporary suspension of enforcement of them;

e) Comments and assessment on the situation of organizing implementation of decisions on center-based education in reform schools; compulsory educational institutions; number of decisions on suspension or exemption from enforcement of such decisions;

g) Comments and assessment on the situation of organizing implementation of decisions on center-based education in compulsory rehabilitation centers; number of decisions on suspension or exemption from enforcement of such decisions;

h) Number of entities who are being enforced on decisions on application of administrative measures for center-based education in compulsory educational institutions or reform schools; reduction in time limit; suspension or exemption from enforcement of the remaining duration;

i) Number of entities who are being enforced on decisions on application of administrative measures for center-based education in compulsory rehabilitation centers; reduction in time limit; suspension or exemption from enforcement of the remaining duration;

k) Difficulties or proposals.

4. Time for closing the report data shall comply with the Government's regulations on reporting regimes of state administrative authorities.

5. The Minister of Justice shall specify the regimes of reporting on enforcement of laws on handling of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 36. Resposibilities of the Ministry of Justice

1. Develop and complete laws on handling of administrative violations:

a) Propose the development and completion of laws on handling of administrative violations to competent authorities;

b) Develop and promulgate legislative documents on handling of administrative violations under its power or appeal to competent authorities to promulgate them;

c) Take charge and cooperate with the Government Office, ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security in developing a list of decrees elaborating the Law on Handling of Administrative Violations; guide, inspect and urge ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security to propose and execute Programs on development of decrees;

d) Request competent authorities to study amendments and improvement of laws on handling of administrative violations on the basis of recommendations of authorities, organizations and individuals and the practice of managing enforcement of laws on handling of administrative violations; take charge and cooperate with the Government Office and relevant authorities submitting researching and proposing to submit plans for handling limitations and inadequacies in the practice of applying laws on handling administrative violations to the Government and the Prime Minister;

dd) Make preliminary and final reports on the implementation of laws on handling of administrative violations.

2. Monitor implementation of laws on handling of administrative violations:

a) Guide, inspect and urge ministries, central and local authorities to implement laws on handling of administrative violations, promptly detect difficulties to propose solutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Guide the implementation of laws on handling of administrative violations under its power or at the request of ministries, central or local authorities.

4. Guide dissemination of laws on handling administrative violations; take charge and cooperate with ministries, central or local authorities in providing guidance and training in professional skills for implementation of laws on handling of administrative violations.

5. Take charge and cooperate with relevant ministries, central or local authorities in inspecting the enforcement of laws on handling administrative violations.

6. Propose competent authorities to organize inspections when there are recommendations and reflection of individuals and organizations on the application of laws on handling administrative violations that seriously affect the legitimate rights and interests of such individuals and organizations.

7. Develop a national database of handling of administrative violations; provide guidance on management, exploitation and use of the National Database on handling of administrative violations in accordance with laws.

8. Establish and maintain operation of the web portal to receive reflections, recommendations and results of settlement of violating cases as prescribed.

9. Regulations on reporting regimes and statistics of handling administrative violations and implementing reports and statistics on handling of administrative violations.

10. Develop and submit reports on the enforcement of laws on handling of administrative violations to competent authorities.

Article 37. Responsibilities of ministries, ministerial agencies, Vietnam Social Security, the Supreme People's Court and State Audit Office of Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Implement development and completion of laws on handling of administrative violations within their powers

b) Make reports on the enforcement of laws on handling of administrative violations within their powers;

c) Carry out statistics on handling of administrative violations within their powers;

d) Cooperate in developing database of handling administrative violations; direct information providers to serve development of database of handling administrative violations and integrate information into the national database of handling administrative violations at the Ministry of Justice;

dd) Carry out inspection and examination of the situation of enforcement of laws on handling of administrative violations of the fields under their management;

e) Carry out dissemination and training in professional skills of applying laws on handling of administrative violations under management of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security;

g) Develop material facilities, strengthen organization, and arrange resources to enforce laws on handling of administrative violations.

2. Responsibilities of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security for reporting enforcement of laws on handling of administrative violations:

a) They shall report the situation of administrative penalties specified in clause 2 Article 35 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The Ministry of Labor-War Invalids and Social Affairs shall report the situation of applying measures for center-based education in compulsory rehabilitation centers as prescribed in points a, c, g, i and k Clause 3 Article 35 hereof;

c) The Ministry of Public Security shall report the situation of applying measures for community-based education in communes, wards and towns; center-based education in reform schools and compulsory educational institutions as prescribed in points a, c, d, dd, e, h and k Clause 3 Article 35 hereof;

d) They shall report implementation of laws on handling of administrative violations and send them to the Ministry of Justice in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting the enforcement of laws on handling of administrative violations of the Minister of Justice.

3. Supreme People’s Court shall carry out tasks as prescribed in clause 4 Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations and send annual reports to the Ministry of Justice on the situation of administrative penalties as prescribed in clause 2 Article 35 hereof and reports on the situation of applying administrative measures as prescribed in points b, c, d, e, g, h, I and k clause 3 Article 35 hereof.

4. The State Audit Office of Vietnam shall carry out tasks as prescribed in clause 4 Article 17 of the Law on Handling of Administrative Violations and send annual reports to the Ministry of Justice on the situation of administrative penalties as prescribed in clause 2 Article 35 hereof.

5. Legal organizations of ministries, ministerial agencies and Vietnam Social Security shall take charge in managing the enforcement of laws on handling of administrative violations in fields under their management; carrying out tasks prescribed in clauses 1 and 2 of this Article and other assigned tasks to assist Ministers and Heads of ministerial agencies and General Directors of Vietnam Social Security.

Article 38. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Carry out tasks prescribed in clauses 1, 2 and 5 Article 37 hereof.

2. Take charge and cooperate with the Ministry of Justice in providing guidance and ensuring expenditures for state management of enforcing laws on handling administrative violations and organizing implementation of laws on handling of administrative violations according to regulations of the Law on State Budget of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The People's Committees at all levels shall, during the implementation of laws on handling of administrative violations, if they detect regulations on handling of administrative violations that are not feasible, are not consistent with reality, or are overlapping or contradictory, propose governing bodies to draft or the Ministry of Justice to study and handle them.

2. Responsibilities of the People’s Committees at all levels for reporting enforcement of laws on handling of administrative violations:

a) Presidents of the commune-level People’s Committees shall report implementation of laws on handling of administrative violations in fields under their management to the district-level People’s Committees in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.

Justice Divisions shall provide advices and assistance to the Presidents of district-level People’s Committees in implementing reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in their districts;

b) Heads of professional authorities affiliated to the provincial People’s Committees and agencies organized in the vertical structures in their provinces or central-affiliated cities and the district-level People’s Committees shall make reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in fields under their management to the Departments of Justice for consolidating and reporting them to the provincial People’s Committees in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.

Departments of Justice shall provide advices and assistance to the Presidents of provincial People’s Committees in implementing reports on enforcement of laws on handling of administrative violations in their provinces;

c) Presidents of the provincial People’s Committees shall make reports on implementation of laws on handling of administrative violations in fields under their management and send them to the Ministry of Justice in the prescribed time limit for implementing regimes of reporting enforcement of laws on handling administrative violations of the Minister of Justice.

In order to monitor the situation of handling administrative violations in their provinces, the provincial People’s Committees shall not add data about handling of administrative violations of agencies organized in the vertical structures in their provinces or central-affiliated cities to reports on enforcement of laws on handling of administrative violations sent to the Ministry of Justice;

d) Presidents of the People’s Committees at all levels shall, within their powers, report contents prescribed in clause 2, points a, c, d, dd and k clause 3 Article 35 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The provincial People’s Committees shall develop database of handling administrative violations in their provinces; direct departments, divisions and provincial authorities to provide information to serve the development of database of handling administrative violations.

Departments of Justice shall assist the provincial People’s Committees in developing database of handling administrative violations and integrating into the national database of handling administrative violations in the Ministry of Justice.

5. The People’s Committees at all levels shall examine the situation of implementation of laws on handling of administrative violations.

6. The People’s Committees at all levels shall organize inspection at the requests of the Departments of Justice or upon having reflections and recommendations of individuals, organizations or the press on the application of laws on handling administrative violations that seriously affect the legitimate rights and interests of such individuals and organizations under their management for cases prescribed in Article 32 hereof.

7. The People’s Committees at all levels shall carry out dissemination and training in professional skills in applying laws on handling administrative violations under their management.

8. The People’s Committees at all levels shall direct the development of material facilities, strength of organizations, and arrangement of resources for implementation of laws on handling administrative violations.

9. Departments of Justice shall assume, advise and assist the provincial People’s Committees in managing the implementation of laws on handling administrative violations in their provinces.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Expenditures used for state management of implementation of laws on handling of administrative violations and organization of implementation of laws on handling administrative violations guaranteed by the state budget and allocated in the state budget estimates of relevant agencies and units according to regulations of the Law on State Budget of Vietnam.

2. Central authorities, local authorities and units shall make estimates of expenditures for organizing implementation of laws on handling administrative violations at the same time with the development of annual budget estimates, and send them to financial agencies at the same levels for consolidation and submission to competent authorities for consideration and decision.

Article 41. Schedule used in handling administrative violations

1. The Appendix of form of offence notices and decisions for use in administrative penalties is promulgated together with this Decree.

2. Forms used in the application of administrative measures are issued together with decrees specifying the application of administrative measures.

3. In case of necessity, in order to meet requirements of state management, ministers and heads of ministerial agencies may issue other forms in addition to the forms specified in Clauses 1 and 2 of this Article for use in their departments and fields after having the written consent of the Minister of Justice.

4. Forms used in handling administrative violations are stored in paper and in electronic form. Competent authorities and persons may use pre-printed forms or self-print forms, manage and take responsibility in accordance with laws.

5. Authorities with powers to handle administrative violations shall be responsible for the accuracy and completeness in printing, issuing, managing and using forms issued as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 42. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The regulations specified in point a clause 1, clauses 2 and 4, Article 15 of this Decree shall take effect against decisions on administrative penalties issued from January 1, 2021.

3. This Decree replaces Government's Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 elaborating some articles and measures to implement the Law on Handling of Administrative Violations and Government's Decree No. 97/2017/ND-CP dated August 18, 2017 revising some articles of Government's Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 elaborating certain articles and measures to implement the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 43. Responsibility for implementation

Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relative agencies shall be responsible for implementation of this Decree./.

 

 

 

ON BEHALF OF. GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


626.167

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.45.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!