Khi tiến hành bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Hành vi nào được xem là gây mất an toàn đến mục tiêu quan trọng?
- Việc bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị sẽ do đơn vị nào phụ trách thực hiện?
- Khi bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Hành vi được xem là gây mất an toàn, đe dọa đến mục tiêu quan trọng về chính trị cần được bảo vệ gồm những hành vi gì?
Việc bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị sẽ do đơn vị nào phụ trách thực hiện?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 37/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 39/2021/NĐ-CP) quy định về việc điều kiện xác định mục tiêu như sau:
Điều kiện xác định mục tiêu
Mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Loại mục tiêu
a) Trụ sở một số cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương và cơ quan quan trọng của Đảng, Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam; cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam được Chính phủ cam kết bảo vệ an ninh theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
c) Nơi chứa đựng, lưu giữ tài liệu, tài sản, hiện vật có giá trị đặc biệt quan trọng của Nhà nước;
d) Nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;
đ) Nơi thu, phát sóng phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
e) Mục tiêu quan trọng thuộc Bộ Công an quản lý;
g) Mục tiêu quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Quy mô, tính chất mục tiêu
a) Mục tiêu phải có trụ sở độc lập, riêng biệt;
b) Mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt, cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ.
Theo đó, việc bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị sẽ do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ.
Cũng theo quy định này thì mục tiêu quan trọng về chính trị cần được bảo vệ là mục tiêu đáp ứng đủ các điều kiện về loại mục tiêu và quy mô, tính chất mục tiêu theo quy định nêu trên.
Khi tiến hành bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị thì cần tuân thủ những nguyên tắc gì? Hành vi nào được xem là gây mất an toàn đến mục tiêu quan trọng? (Hình từ Internet)
Khi bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị thì đơn vị thực hiện nhiệm vụ cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Nghị định 37/2009/NĐ-CP thì đơn vị lực lượng Cảnh sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu quan trọng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Việc bảo vệ mục tiêu phải tuân thủ quy định của pháp luật; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(2) Việc bảo vệ mục tiêu gắn với công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
(3) Kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu bảo vệ mục tiêu với yêu cầu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
Hành vi được xem là gây mất an toàn, đe dọa đến mục tiêu quan trọng về chính trị cần được bảo vệ gồm những hành vi gì?
Căn cứ Điều 5a Nghị định 37/2009/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 39/2021/NĐ-CP quy định về những hành vi gây mất an toàn, đe dọa đến mục tiêu quan trọng như sau:
Những hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu
1. Vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu trái phép.
2. Thả diều, bóng bay, tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khác vào khu vực bên trong mục tiêu được bảo vệ.
3. Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu.
4. Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ.
5. Dừng, đỗ xe trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở mục tiêu.
6. Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ tại mục tiêu là khu vực cấm, địa điểm cấm.
7. Phá hoại, làm hư hỏng tải sản, hiện vật tại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu; leo trèo hoặc thực hiện các hành vi khác tác động lên cổng, cửa, tường rào của mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu khi chưa được phép.
8. Gây rối, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan có mục tiêu bảo vệ.
9. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc cản trở, không chấp hành yêu cầu của lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu.
10. Tập trung đông người gây mất trật tự tại khu vực mục tiêu bảo vệ.
11. Các hành vi khác xâm hại mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong công tác bảo vệ mục tiêu quan trọng về chính trị, lực lượng Cảnh sát nhân dân cần chú ý đền các hành vi gây mất an toàn, đe dọa gây mất an toàn mục tiêu quan trọng như thả diều, bóng bay, tàu bay không người lái vào khu vực bên trong mục tiêu được bảo vệ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào mục tiêu, vọng gác bảo vệ mục tiêu;...và các hành vi khác theo quy định nêu trên để có phương án xử lý thích hợp đảm bảo công tác bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép kinh doanh là gì? Mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh?
- Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?