Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là đơn vị gì?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 1377/QĐ-KTNN năm 2020 thì Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII (KTNN Chuyên ngành VII) là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng như sau:
- Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán - kiểm toán;
- Kiểm toán công nghệ thông tin và triển khai áp dụng kiểm toán công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì?
Căn cứ Điều 2 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII ban hành kèm theo Quyết định 31/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII, bao gồm:
- KTNN Chuyên ngành VII làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất của Kiểm toán trưởng đối với các lĩnh vực công tác của KTNN Chuyên ngành VII; mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và của KTNN Chuyên ngành VII.
- Phân công, phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các phòng và công chức trong đơn vị.
Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao cho một phòng hoặc một cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm đối với công việc được giao, trường hợp công việc có liên quan đến nhiều phòng/cá nhân thì giao cho một phòng/cá nhân chủ trì và chịu trách nhiệm. Công việc đã được giao cho phòng nào thì Trưởng phòng/Người phụ trách phòng phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao.
- Cán bộ, công chức, người lao động thuộc KTNN Chuyên ngành VII giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của KTNN và của KTNN Chuyên ngành VII, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên.
- Bảo đảm phát huy năng lực của cán bộ, công chức, người lao động, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
- Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động của KTNN Chuyên ngành VII.
Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm của KTNN Chuyên ngành VII ra sao?
Theo khoản 2 Điều 13 Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành VII ban hành kèm theo Quyết định 31/QĐ-KTNN năm 2019 quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm, như sau:
- Căn cứ kế hoạch kiểm toán năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước giao và hướng dẫn của KTNN về việc xây dựng phương án tổ chức kiểm toán hàng năm, Phòng Tổng hợp đề xuất phương án tổ chức, báo cáo Kiểm toán trưởng xem xét, hoàn thiện.
- Kiểm toán trưởng tổ chức họp lấy ý kiến tham gia của lãnh đạo chủ chốt thuộc KTNN Chuyên ngành VIIvà Đảng ủy bộ phận KTNN Chuyên ngành VII về phương án tổ chức kiểm toán năm theo Kế hoạch kiểm toán năm đã được Tổng kiểm toán nhà nước phê duyệt.
- Phòng Tổng hợp hoàn thiện phương án tổ chức kiểm toán năm, báo cáo Kiểm toán trưởng xem xét để trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
- Sau khi Phương án tổ chức kiểm toán năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Phòng Tổng hợp thực hiện gửi cho Lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VII và gửi cho các Trưởng phòng để phổ biến cho toàn thể công chức, người lao động trong đơn vị được biết và thực hiện.
Bên cạnh đó, kế hoạch kiểm toán năm được tổ chức thực hiện theo quy định sau:
- Căn cứ vào Phương án tổ chức kiểm toán năm đã được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt, Kiểm toán trưởng giao nhiệm vụ cho từng Trưởng đoàn kiểm toán.
Các phòng đăng ký danh sách công chức tham gia các đoàn kiểm toán và danh sách công chức không tham gia kiểm toán. Việc bố trí nhân sự không tham gia kiểm toán, làm việc tại cơ quan đảm bảo số lượng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan.
Phòng Tổng hợp có trách nhiệm tham mưu giúp Kiểm toán trưởng dự kiến nhân sự của các phòng tham gia từng đợt kiểm toán; tổng hợp danh sách nhân sự tham gia kiểm toán theo từng đợt kiểm toán; báo cáo Kiểm toán trưởng tổ chức họp lãnh đạo KTNN Chuyên ngành VII nhằm trao đổi, lấy ý kiến để thống nhất về cơ cấu tổ chức các Đoàn kiểm toán.
Căn cứ phương án tổ chức thực hiện kiểm toán từng đợt được Kiểm toán trưởng thông báo, Trưởng các phòng thuộc KTNN Chuyên ngành VII có trách nhiệm thông báo đến từng công chức thuộc phòng được phân công tham gia trong từng Đoàn kiểm toán biết và thực hiện.
- Kiểm toán trưởng chỉ đạo các Đoàn kiểm toán thực hiện theo Quyết định kiểm toán, Kế hoạch kiểm toán tổng quát của cuộc kiểm toán đã được Tổng KTNN phê duyệt theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Kiểm toán nhà nước và các Công điện, Chỉ thị, chỉ đạo của Tổng KTNN, chỉ đạo của Kiểm toán trưởng KTNN Chuyên ngành VII...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Hà Nội? Chi tiết các điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tại Hà Nội?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 là gì? Danh mục sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2?
- Nợ nhóm 3 của Quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm những khoản nợ nào? Chi hoạt động bộ máy của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 ngân hàng MB Bank? Hạn mức thẻ ngân hàng được quy định thế nào 2025?
- Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền ngắn gọn? Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán?