Khi thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài, công ty có được thực hiện thay đổi nhu cầu sử dụng về thời hạn làm việc hay không?
- Khi thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài, công ty có được thực hiện thay đổi nhu cầu sử dụng về thời hạn làm việc hay không?
- Khi thời hạn của văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài chỉ còn 02 tháng thì có được cấp giấy giấy phép lao động 02 năm hay không?
- Người lao động nước ngoài có được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại hay không?
Khi thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài, công ty có được thực hiện thay đổi nhu cầu sử dụng về thời hạn làm việc hay không?
Khi thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài, công ty có được thực hiện thay đổi nhu cầu sử dụng về thời hạn làm việc hay không? (Hình từ Internet)
Việc sử dụng người lao động nước ngoài được căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Sử dụng người lao động nước ngoài
1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài
a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.
Như vậy, khi thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài, doanh nghiệp không thể thực hiện thay đổi nhu cầu về thời hạn làm việc đối với vị trí công việc của người lao động do không có quy định thay đổi thời hạn làm việc.
Doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm, trong quá trình thực hiện văn bản chấp thuận vị trí công việc của người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Khi thời hạn của văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài chỉ còn 02 tháng thì có được cấp giấy giấy phép lao động 02 năm hay không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về thời hạn của giấy phép lao động như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, khi thời hạn của văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài chỉ còn 02 tháng thì không được cấp giấy giấy phép lao động có thời hạn 02 năm.
Bởi, Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP.
Người lao động nước ngoài có được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại hay không?
Căn cứ tại điểm h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
…
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Người lao động nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam dưới hình thức là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?