Khi thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư có phải trình cơ quan chuyên môn thẩm định không?
Khi thực hiện điều chỉnh thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư có phải trình cơ quan chuyên môn thẩm định không?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh đối với các trường hợp:
a) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình;
b) Khi điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu điều chỉnh thiết kế cơ sở.
2. Việc thẩm tra thiết kế xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
3. Đối với thiết kế xây dựng điều chỉnh, bổ sung không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
...
Theo đó, khi chủ đầu tư thay đổi thiết kế xây dựng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện thẩm định thiết kế.
Nếu khi điều chỉnh thiết kế xây dựng không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
Như vậy, nếu khi bạn điều chỉnh thiết kế xây dựng và thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 39 nêu trên thì bạn phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng để thực hiện thẩm định thiết kế. Ngược lại, bạn có thể tự tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.
Thiết kế xây dựng (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thực hiện việc thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau:
Thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
1. Đối với công trình xây dựng thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đối với công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quản lý theo quy định tại Điều 109 Nghị định này, cụ thể:
a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định đối với công trình thuộc các dự án sau đây: dự án do Thủ tướng Chính phủ giao; dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B có công trình cấp đặc biệt, cấp I do người đứng đầu cơ quan trung ương quyết định đầu tư; dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; dự án thuộc chuyên ngành quản lý do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (mà cơ quan chuyên môn về xây dựng này trực thuộc) quyết định đầu tư; trừ công trình quy định tại điểm c khoản này
b) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với công trình thuộc dự án được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ công trình quy định tại điểm a khoản này;
c) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chi Minh thẩm định đối với công trình thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư.
...
Theo đó, tùy thuộc vào công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nào thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện việc thẩm định thiết kế sẽ khác nhau, và được xác định theo quy định tại Điều 36 nêu trên.
Trường hợp nào điều chỉnh thiết kế dẫn đến việc điều chỉnh lại giấy phép xây dựng?
Căn cứ Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:
Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Theo đó, việc điều chỉnh thiết kế xây dựng làm thay đổi một trong các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 98 nêu trên thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng bao gồm các loại giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 98 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?