Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và kho chứa khí LNG là gì? Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí LNG được thực hiện như thế nào?
Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG và kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng LNG là gì?
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được định nghĩa tại tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BCT như sau:
Khí thiên nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas, LNG) là sản phẩm hydrocacbon ở thể lỏng, có nguồn gốc từ khí thiên nhiên với thành phần chủ yếu là metan (công thức hóa học: CH4, tên tiếng Anh: Liquefied Natural Gas (viết tắt là LNG)); tại nhiệt độ, áp suất bình thường LNG ở thể khí và khi được làm lạnh đến nhiệt độ nhất định LNG chuyển sang thể lỏng.
Kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được định nghĩa tại tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BCT như sau:
Kho chứa LNG (LNG Receiving Terminal) là nơi tiếp nhận LNG bằng đường thủy hoặc đường bộ hoặc đường sắt. Tại đây, LNG được tiếp nhận, tồn chứa trong các bể chứa, có thể được hóa khí, vận chuyển bởi hệ thống phân phối khí tới các hộ tiêu thụ khí. Kho chứa LNG có thể có hoặc không có hệ thống hóa khí. Kho chứa LNG được giới hạn bởi vị trí đầu vào của LNG (dạng lỏng) và đầu ra (dạng lỏng hoặc khí).
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và kho chứa? (Hình ảnh từ Internet)
Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng LNG được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT có quy định:
...
2.1 Yêu cầu chung
Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa và bố trí mặt bằng bên trong phạm vi kho phải được quyết định dựa trên các đánh giá chi tiết nhằm xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới an toàn cho con người và môi trường xung quanh kho.
Các mối nguy phải được đánh giá thông qua các bản đánh giá chi tiết, trong đó phải bao gồm các biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu tác động của các mối nguy này.
2.2 Lựa chọn địa điểm
Các vấn đề tối thiểu cần khảo sát, đánh giá khi lựa chọn địa điểm xây dựng trong giai đoạn thiết kế kho LNG trên bờ phải bao gồm:
- Khảo sát đất nền bao gồm các khảo sát địa kỹ thuật và nước ngầm;
- Khảo sát/Đánh giá nguy cơ động đất;
- Khảo sát địa hình nhằm đảm bảo độ phân tán và thoát chất lỏng và chất khí khi có sự cố tràn và/hoặc rò rỉ;
- Nghiên cứu xác định các nguồn dòng điện rò (từ các nguồn điện cao thế xung quanh);
- Khảo sát môi trường biển và các hướng tiếp cận từ biển (đối với kho có hệ thống cảng biển);
- Tình trạng giao thông đường thủy nội địa (đối với kho có hệ thống cảng xuất/nhập đường thủy nội địa);
- Chất lượng và nhiệt độ nước biển;
- Các chế độ thủy triều trong năm và trong nhiều năm;
- Khí tượng thủy văn trong khu vực, đặc biệt chú ý tới hướng và cường độ gió theo mùa;
- Các nguy cơ ngập lụt bất thường do thời tiết hoặc sóng thần;
- Ảnh hưởng hai chiều các công trình công nghiệp và dân dụng xung quanh, đặc biệt quan tâm tới các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, sân vận động và các quy hoạch đường giao thông và các khu công nghiệp trong khu vực;
- Khoảng cách an toàn đến các công trình lân cận có thể ảnh hưởng đến an toàn vận hành kho LNG.
...
Như vậy, đối với việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) theo quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT phải đáp ứng hai điều kiện:
(1) Điều kiện về những yêu cầu chung
Việc lựa chọn địa điểm đặt kho chứa và bố trí mặt bằng bên trong phạm vi kho phải được quyết định dựa trên các đánh giá chi tiết nhằm xác định các mối nguy tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới an toàn cho con người và môi trường xung quanh kho.
Các mối nguy phải được đánh giá thông qua các bản đánh giá chi tiết, trong đó phải bao gồm các biện pháp phòng tránh cũng như giảm thiểu tác động của các mối nguy này.
(2) Điều kiện về khảo sát, đánh giá khi lựa chọn địa điểm xây dựng bao gồm;
- Khảo sát đất nền bao gồm các khảo sát địa kỹ thuật và nước ngầm;
- Khảo sát/Đánh giá nguy cơ động đất;
- Khảo sát địa hình nhằm đảm bảo độ phân tán và thoát chất lỏng và chất khí khi có sự cố tràn và/hoặc rò rỉ;
- Nghiên cứu xác định các nguồn dòng điện rò (từ các nguồn điện cao thế xung quanh);
- Khảo sát môi trường biển và các hướng tiếp cận từ biển (đối với kho có hệ thống cảng biển);
- Tình trạng giao thông đường thủy nội địa (đối với kho có hệ thống cảng xuất/nhập đường thủy nội địa);
- Chất lượng và nhiệt độ nước biển;
- Các chế độ thủy triều trong năm và trong nhiều năm;
- Khí tượng thủy văn trong khu vực, đặc biệt chú ý tới hướng và cường độ gió theo mùa;
- Các nguy cơ ngập lụt bất thường do thời tiết hoặc sóng thần;
- Ảnh hưởng hai chiều các công trình công nghiệp và dân dụng xung quanh, đặc biệt quan tâm tới các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, sân vận động và các quy hoạch đường giao thông và các khu công nghiệp trong khu vực;
- Khoảng cách an toàn đến các công trình lân cận có thể ảnh hưởng đến an toàn vận hành kho LNG.
Những đối tượng nào được bảo vệ xung quanh kho khí thiên nhiên hóa lỏng LNG?
Căn cứ theo tiểu mục 3.8 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2022/BCT ban hành kèm theo Thông tư 40/2022/TT-BCT thì đối tượng được bảo vệ xung quanh kho khí LNG bao gồm:
+ Trường học, nhà trẻ, bệnh viện, thư viện và các công trình công cộng.
+ Nhà ở, trừ tòa nhà phục vụ điều hành sản xuất trong công trình dầu khí.
+ Các công trình văn hóa.
+ Các đối tượng được bảo vệ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?