Khí thiên nhiên dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng ở những dạng nào? Khí thiên nhiên là gì?
Khí thiên nhiên dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng ở những dạng nào? Khí thiên nhiên là gì?
Theo tiết 1.1.1 tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA về Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt về phạm vi áp dụng có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với việc trang bị, bố trí và quản lý hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) tại các kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng, khí thiên nhiên (sau đây gọi chung là khí đốt) và áp dụng cho tất cả các giai đoạn từ thiết kế, xây dựng mới, cải tạo sửa chữa và đến vận hành sử dụng.
...
Bên cạnh đó, tại tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA về Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt cũng có quy định như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4 Giải thích từ ngữ (Definitions)
Ngoài những thuật ngữ, định nghĩa được sử dụng trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, trong quy chuẩn này còn sử dụng các từ ngữ và định nghĩa sau:
1.4.1 Kho chứa khí đốt (Gas storage)
Là tổ hợp hạng mục công trình, hệ thống công nghệ bao gồm: Trạm xuất, nhập đường bộ hoặc cảng xuất, nhập và các hạng mục nhà sản xuất, nhà phụ trợ khác, các bể chứa, các thiết bị máy bơm, máy nén và thiết bị khác dùng để tiến hành các hoạt động tiếp nhận, bảo quản và cấp phát nguyên liệu, sản phẩm khí đốt.
1.4.2 Cảng xuất, nhập khí đốt (Delivery port for gas)
Là tổ hợp hệ thống công nghệ sản xuất thuộc phạm vi vùng đất, vùng nước của cảng để tiến hành các hoạt động xuất, nhập khí đốt.
1.4.3 Trạm phân phối khí đốt (Distribution station of gas)
Là nơi tiếp nhận xử lý, hạ áp và duy trì áp suất nhất định, gia nhiệt khí đốt nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn sử dụng khí đốt và phân phối cho các cơ sở, hộ tiêu thụ công nghiệp và dân dụng sử dụng khí đốt.
1.4.4 Khí thiên nhiên (Natural gas)
Là hỗn hợp của hyđrôcacbon có thành phần chính là khí mêtan (CH4) với hàm lượng đến 98%. Trong thành phần của khí thiên nhiên còn có các hyđrôcacbon khác như etan, prôpan, butan... Khí thiên nhiên được sử dụng ở 2 dạng chính là khí nén ở áp suất cao và hóa lỏng.
...
Từ những tiêu chuẩn vừa nêu thì có thể thấy khí thiên nhiên là hỗn hợp của hyđrôcacbon có thành phần chính là khí mêtan (CH4) với hàm lượng đến 98%.
Trong thành phần của khí thiên nhiên còn có các hyđrôcacbon khác như etan, prôpan, butan... Khí thiên nhiên được sử dụng ở 2 dạng chính là khí nén ở áp suất cao và hóa lỏng.
Ngoài ra, khi thiên nhiên cũng là một dạng khí đốt tương tự như khí dầu mỏ hóa lỏng.
Khí thiên nhiên dùng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy được sử dụng ở những dạng nào? Khí thiên nhiên là gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống phòng cháy chữa cháy tại cảng xuất nhập khẩu khí đốt bao gồm những hệ thống nào?
Theo tiết 1.1.2 tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA về Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt thì hệ thống phòng cháy chữa cháy tại cảng xuất nhập khẩu khí đốt bao gồm những hệ thống sau:
(1) Hệ thống chữa cháy ban đầu;
(2) Hệ thống chữa cháy di động;
(3) Hệ thống chữa cháy bằng nước và bọt;
(4) Hệ thống chữa cháy bằng bột;
(5) Hệ thống chữa cháy bằng khí;
(6) Hệ thống báo cháy tự động;
(7) Hệ thống báo nồng độ khí cháy;
(8) Hệ thống báo động cháy và báo động chung.
Có thể trang bị các hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy nào tại cảng xuất nhập khẩu khí đốt?
Theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCA về Hệ thống phòng cháy, chữa cháy cho kho chứa, cảng xuất, nhập và trạm phân phối khí đốt thì cảng xuất nhập khẩu khí đốt có thể trang bị các hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy sau đây:
(1) Hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy cố định Drencher (tự động, bán tự động hoặc điều khiển bằng tay);
(2) Các trụ nước và lăng giá chữa cháy cố định của mạng đường ống cấp nước chữa cháy cố định áp lực cao của cơ sở;
(3) Các phương tiện chữa cháy di động (xe chữa cháy hoặc máy bơm chữa cháy di động) theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp trang bị hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy cố định Drenche thì cần lưu ý những vấn đề sau:
(1) Chỉ trang bị hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy cố định Drencher cho các cảng xuất nhập khẩu phối khí đốt phải có quy mô công suất cấp 1 và cấp 2.
(2) Hệ thống phun nước làm mát và chữa cháy cố định Drencher phải trang bị bố trí cho các đối tượng, thiết bị và đáp ứng yêu cầu cường độ phun theo quy định sau:
- Bề mặt thiết bị công nghệ cần xuất, nhập của cầu cảng: Cường độ phun tối thiểu là 10,2 lít/phút.m2;
- Bề mặt boong tàu, mạn tàu phía tiếp giáp với cầu cảng: Cường độ phun tối thiểu là 4,1 lít/phút.m2;
- Hệ thống màn ngăn nước Drencher chống cháy giữa khu vực và thiết bị cần xuất, nhập của cầu cảng cho các phương tiện tàu chở khí đốt: Cường độ phun tối thiểu là 1 lít/giây cho mỗi mét chiều dài (l/s.m dài).
- Để bảo vệ chống bay hơi, các cảng xuất, nhập khí đốt phải trang bị hệ thống chữa cháy cố định bằng bọt có bội sở nở trung bình hoặc bội số nở thấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?