Khi thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan thanh tra có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập không?
Cơ quan nào thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm?
Quy định cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;
b) Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;
c) Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
d) Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
e) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Theo quy định trên, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định thế nào?
Theo Điều 152 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:
- Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài trong việc quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
- Bộ Tài chính thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quản lý, giám sát với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành khác và tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan để triển khai liên kết, hợp tác giữa hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do Nhà nước thực hiện.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không được chấp thuận trong tên doanh nghiệp có sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “bảo hiểm”, “tái bảo hiểm” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn đó là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không được chấp thuận trong tên doanh nghiệp có sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ “môi giới bảo hiểm”, “môi giới tái bảo hiểm” hoặc các cụm từ, thuật ngữ khác nếu việc sử dụng cụm từ, thuật ngữ này có thể gây nhầm lẫn đó là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Khi thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan thanh tra có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập không?
Việc thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm được quy định tại Điều 154 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Thanh tra hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm.
2. Khi xét thấy cần thiết, để thực hiện thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia đánh giá, có ý kiến về chuyên môn đối với một số nội dung có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra khi xét thấy cần thiết bao gồm:
a) Dự phòng nghiệp vụ;
b) Khả năng thanh toán;
c) Tái bảo hiểm;
d) Đầu tư;
đ) Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư;
e) Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
3. Tổ chức kiểm toán độc lập, công ty tư vấn hoặc chuyên gia được thuê chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của số liệu, tài liệu đánh giá, ý kiến về các nội dung đưa ra.
4. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Luật này và pháp luật về thanh tra.
Như vậy, khi xét thấy cần thiết, để thực hiện thanh tra chuyên ngành kinh doanh bảo hiểm thì cơ quan thanh tra có quyền thuê tổ chức kiểm toán độc lập đối với một số nội dung có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra bao gồm:
+ Dự phòng nghiệp vụ.
+ Khả năng thanh toán.
+ Tái bảo hiểm.
+ Đầu tư.
+ Tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm, phân chia thặng dư.
+ Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký thi đua khen thưởng cho cá nhân, tập thể là mẫu nào? Tải về mẫu bản đăng ký thi đua khen thưởng?
- Mẫu banner chào mừng ngày 20 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam thiết kế đơn giản, đẹp? Tuyên truyền ý nghĩa Ngày 20 11 như thế nào?
- Miss Universe là cuộc thi hoa hậu gì? Trong một năm được tổ chức tối đa bao nhiêu cuộc thi hoa hậu?
- Mẫu giấy mời 20 11 dự Lễ tri ân thầy cô kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2024 như thế nào?
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam theo quy định hiện nay?