Khi thanh lý tài sản, khoản thu của Quỹ tín dụng nhân dân được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ như thế nào?
- Hội đồng thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm như thế nào?
- Các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý tài sản có phải do Quỹ tín dụng nhân dân chi trả hay không?
- Khi thanh lý tài sản, khoản thu của Quỹ tín dụng nhân dân được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ khi như thế nào?
Hội đồng thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của Hội đồng thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thanh lý
...
2. Hội đồng thanh lý có trách nhiệm:
a) Rà soát toàn bộ các khoản mục của tài sản có và tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng của bảng cân đối kế toán của quỹ tín dụng nhân dân, lập danh sách và số tiền của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân và danh mục tài sản của quỹ tín dụng nhân dân để xử lý;
b) Thực hiện thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân theo phương án thanh lý được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của quỹ tín dụng nhân dân. Mọi khoản thu của quỹ tín dụng nhân dân phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
c) Định kỳ ngày 10 hằng tháng hoặc khi cần thiết, báo cáo Tổ giám sát thanh lý về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và chi trả cho các chủ nợ của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý do quỹ tín dụng nhân dân chi trả. Việc hạch toán chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý phải tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Theo quy định trên thì Hội đồng thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân có trách nhiệm như sau:
- Rà soát toàn bộ các khoản mục của tài sản có và tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng của bảng cân đối kế toán của Quỹ tín dụng nhân dân, lập danh sách và số tiền của các chủ nợ, khách nợ đến thời điểm thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân và danh mục tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân để xử lý;
- Thực hiện thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân theo phương án thanh lý được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân.
Mọi khoản thu của Quỹ tín dụng nhân dân phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định tại Điều 26 Thông tư này;
- Định kỳ ngày 10 hằng tháng hoặc khi cần thiết, báo cáo Tổ giám sát thanh lý về tình hình thanh lý tài sản, phân chia tài sản và chi trả cho các chủ nợ của quỹ tín dụng nhân dân.
Hội đồng thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân (Hình từ Internet)
Các khoản chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý tài sản có phải do Quỹ tín dụng nhân dân chi trả hay không?
Theo khoản 3 Điều 24 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng thanh lý
...
3. Chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý do quỹ tín dụng nhân dân chi trả. Việc hạch toán chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý phải tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Căn cứ quy định trên thì chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý tài sản do Quỹ tín dụng nhân dân chi trả.
Việc hạch toán chi phí hoạt động của Hội đồng thanh lý tài sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với quỹ tín dụng nhân dân.
Khi thanh lý tài sản, khoản thu của Quỹ tín dụng nhân dân được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ khi như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Xử lý khoản nợ có bảo đảm, thứ tự phân chia tài sản
1. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
...
Dẫn chiếu theo quy định tại Điều 53 Luật Phá sản 2014 quy định về xử lý các khoản nợ có bảo đảm của Quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện như sau:
Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:
a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;
b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;
b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?