Khi tăng lương tối thiểu vùng, người sử dụng lao động có được cắt giảm phụ cấp đối với người lao động?
Khi tăng lương tối thiểu vùng, người sử dụng lao động có được cắt giảm phụ cấp đối với người lao động?
Chế độ phụ cấp đối với người lao động được quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Căn cứ trên quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tăng lương tối thiểu vùng như sau:
- Tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
- Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi tăng lương tối thiểu vùng, người sử dụng lao động không được tự ý cắt giảm phụ cấp đối với người lao động mà phải thực hiện theo quy định đã có thỏa thuận, cam kết từ trước.
Khi tăng lương tối thiểu vùng, người sử dụng lao động có được cắt giảm phụ cấp đối với người lao động? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc ở Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh thì sẽ áp dụng lương tối thiểu vùng bao nhiêu?
Căn cứ theo Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh thuộc địa bàn vùng I.
Mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc ở Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh được căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: Đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: Đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Lương tối thiểu vùng là gì?
Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2019 chỉ đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu. Mức lương này được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Cụ thể tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Như vậy, có thể hiểu lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất để người sử dụng lao động trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?