Khi phổ biến giáo dục pháp luật thì hành vi nào sẽ bị cấm? Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm trong phổ biến giáo dục pháp luật hay không?

Cho hỏi rằng khi phổ biến giáo dục pháp luật thì hành vi nào sẽ bị cấm? Đồng thời thì Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm trong phổ biến giáo dục pháp luật hay không? Bên cạnh đó tôi muốn hỏi thêm mức chi trong hoạt động này hiện tại có quy định không? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phát đến từ Cần Thơ.

Khi phổ biến giáo dục pháp luật thì hành vi nào sẽ bị cấm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Theo đó, khi phổ biến giáo dục pháp luật thì nếu ai vi phạm các hành vi trên đều là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Và lưu ý nếu phạm phải thì sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật (Hình từ Internet)

Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm trong phổ biến giáo dục pháp luật hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:

Quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

Theo đó, Nhà nước có quyền thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật.

Mức chi trong các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP như sau:

Mức chi
1. Các nội dung chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành, cụ thể như sau:
a) Chi công tác phí cho những người đi công tác, bao gồm cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cộng tác viên, chuyên gia tham gia đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Chi tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ nhằm thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy giáo dục công dân, pháp luật; chi tổ chức phổ biến pháp luật trực tiếp, lưu động cho nhân dân, người học, các đối tượng đặc thù; trại hè pháp luật, ngoại khóa, sinh hoạt hè cho người học (đối với các khoá tập huấn, bồi dưỡng có cấp chứng chỉ, có thêm mục chi cho việc biên soạn đề thi, đáp án, chấm thi và in ấn chứng chỉ), thực hiện theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Việc hỗ trợ tiền ăn, ngủ, đi lại cho học viên là các đối tượng đào tạo của các Chương trình, Đề án, Kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật, bao gồm: cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ (theo quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã) và các đối tượng khác, thực hiện theo mức chi hỗ trợ quy định tại Thông tư liên tịch số 225/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 – 2015;
...

Theo đó, mức chi trong các hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện dựa theo quy định trên.

Phổ biến giáo dục pháp luật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phổ biến, giáo dục pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? Ví dụ về mối liên hệ phổ biến? Nguyên tắc phổ biến pháp luật là gì?
Pháp luật
4 hình thức thực hiện pháp luật là gì? Cho ví dụ minh họa 4 hình thức thực hiện pháp luật?
Pháp luật
Pháp luật là gì? Chi tiết các hình thức thực hiện pháp luật? Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật đúng không?
Pháp luật
Thông tin pháp luật nào sẽ được đăng tải lên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền?
Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Trách nhiệm pháp lý có mấy loại? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Thực hiện pháp luật có những hình thức nào? Phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Xây dựng là gì?
Pháp luật
Mục đích và yêu cầu của kế hoạch phổ biến và giáo dục pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hiện nay là gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong Công an nhân dân năm 2024 là gì?
Pháp luật
Chuyên viên về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật có các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phổ biến giáo dục pháp luật
2,858 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phổ biến giáo dục pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phổ biến giáo dục pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào