Khi nộp hồ sơ đề nghị tại Hội đồng cấp cơ sở thì cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân có được phép ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện không?
- Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú cấp huyện có Trạm Y tế xã trực thuộc Phòng Y tế thì thành viên gồm những ai?
- Khi nộp hồ sơ đề nghị tại Hội đồng cấp cơ sở thì cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân có được phép ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện không?
- Thường trực Hội đồng cấp cơ sở trong việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có các nhiệm vụ gì?
Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú cấp huyện có Trạm Y tế xã trực thuộc Phòng Y tế thì thành viên gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng cấp cơ sở
1. Hội đồng cấp cơ sở cấp huyện có Trạm Y tế xã trực thuộc Phòng Y tế và các cơ sở y tế khác trên địa bàn
a) Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo phòng Y tế và Chủ tịch Công đoàn cấp huyện; ủy viên Hội đồng là lãnh đạo Phòng Y tế, một số Trưởng trạm Y tế cấp xã, một số “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” (nếu có);
b) Đối tượng xét tặng là các thầy thuốc đã và đang công tác tại Phòng Y tế, Trạm Y tế, Hội nghề nghiệp, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện và các cơ sở y tế tư nhân.
...
Như vậy Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú cấp huyện có Trạm Y tế xã trực thuộc Phòng Y tế thì thành viên gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo phòng Y tế và Chủ tịch Công đoàn cấp huyện;
- Ủy viên Hội đồng là lãnh đạo Phòng Y tế, một số Trưởng trạm Y tế cấp xã, một số Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú (nếu có).
Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú (Hình từ Internet)
Khi nộp hồ sơ đề nghị tại Hội đồng cấp cơ sở thì cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân có được phép ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở
1. Cá nhân đề nghị xét tặng tự mình hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ xét tặng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này và gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
...
Như vậy cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân được phép ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác lập và gửi hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Hội đồng cấp cơ sở (qua Thường trực Hội đồng).
Thường trực Hội đồng cấp cơ sở trong việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 41/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở
...
2. Thường trực Hội đồng cấp cơ sở thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
b) Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
c) Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
d) Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến của quần chúng về việc ủng hộ, giới thiệu đối với cá nhân đề nghị xét tặng. Việc lấy ý kiến chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên trong đơn vị tham gia cuộc họp. Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt 80% số người ủng hộ trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
đ) Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại Điểm c Khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
...
Như vậy thường trực Hội đồng cấp cơ sở trong việc xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú có các nhiệm vụ sau:
- Trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú và Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
- Thẩm định về tính hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tiếp nhận, tổng hợp phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức (nếu có) báo cáo người có thẩm quyền xử lý;
- Lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng kèm theo bản trích ngang thành tích của từng cá nhân;
- Trình Thủ trưởng đơn vị quyết định việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức để lấy ý kiến của quần chúng về việc ủng hộ, giới thiệu đối với cá nhân đề nghị xét tặng. Việc lấy ý kiến chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có trình độ trung cấp y, dược trở lên trong đơn vị tham gia cuộc họp. Kết quả của việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản. Cá nhân đề nghị xét tặng phải đạt 80% số người ủng hộ trên tổng số người tham gia lấy ý kiến thì được đề nghị xem xét tại Hội đồng cấp cơ sở;
- Tổng hợp, gửi tài liệu quy định tại điểm c khoản này đến các thành viên của Hội đồng và tổ chức các cuộc họp của Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?