Khi nhận được tin báo động đất, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cần làm gì?
Khi nhận được tin báo động đất, Tổng cục Khí tượng Thủy văn cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Ứng phó với động đất, sóng thần
1. Khi nhận được tin báo động đất (rủi ro thiên tai từ cấp 1 trở lên), cảnh báo sóng thần, Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Hệ thống dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các đơn vị trực thuộc tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ, tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ huy chỉ đạo các biện pháp ứng phó kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra xử lý các tình huống thiên tai của Ban Chỉ huy; trình Lãnh đạo Bộ, Trưởng Ban ký ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống.
3. Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường có các biện pháp nhằm bảo đảm đường truyền, thông tin liên lạc phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
...
Theo quy định trên, khi nhận được tin báo động đất (rủi ro thiên tai từ cấp 1 trở lên), Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo Vụ Quản lý dự báo khí tượng thủy văn, Hệ thống dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và các đơn vị trực thuộc tổ chức trực ban theo dõi chặt chẽ, tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ, Ban Chỉ huy chỉ đạo các biện pháp ứng phó kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Văn phòng Bộ phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn bố trí phương tiện, phòng họp và thiết bị phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra xử lý các tình huống thiên tai của Ban Chỉ huy; trình Lãnh đạo Bộ, Trưởng Ban ký ban hành các Công điện, văn bản chỉ đạo công tác phòng, chống.
Ứng phó tin báo động đất (Hình từ Internet)
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cần làm gì để ứng phó tin báo động đất?
Theo khoản 4 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Ứng phó với động đất, sóng thần
...
4. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra động đất, sóng thần phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
5. Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tăng cường quan trắc và truyền số liệu mực nước biển phục vụ công tác cảnh báo sóng thần; xử lý kịp thời những sự cố xảy ra trên biển.
6. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản theo dõi, khoanh định, phân vùng các khu vực có nguy cơ cao, dễ xảy ra tai biến, trượt lở đất đá để có thông tin kịp thời phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
7. Cục Viễn thám quốc gia phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn theo dõi, cung cấp ảnh viễn thám phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất, sóng thần.
8. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường phối hợp với các đơn vị, địa phương theo dõi tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực có xảy ra động đất, sóng thần; xây dựng kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm sau thiên tai.
9. Ngay sau khi xảy ra động đất, sóng thần, các đơn vị phải huy động mọi nguồn lực tại chỗ theo quy định để cứu người bị nạn, cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích; đồng thời tổng hợp thông tin và báo cáo khẩn cấp đến cấp có thẩm quyền để chỉ đạo các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại do động đất, sóng thần gây ra.
10. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do động đất, sóng thần gây ra.
Như vậy, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia phối hợp với Viện Vật lý địa cầu và các đơn vị có liên quan để khoanh vùng, tăng cường dự báo khí tượng thủy văn cho khu vực xảy ra động đất phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, khắc phục hậu quả.
Đồng thời, việc ứng phó với động đất được quy định cụ thể trên.
Nguyên tắc phối hợp trong ứng phó tin báo động đất được quy định như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành kèm theo Quyết định 1182/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp
1. Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
2. Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.
3. Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.
Theo đó, nguyên tắc phối hợp trong ứng phó tin báo động đất như sau:
- Cần phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ.
- Chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo từng lĩnh vực, đơn vị trong Bộ; báo cáo kịp thời đến cấp có thẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của đơn vị.
- Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải bảo đảm nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?