Khi nào tổ chức kinh doanh được sử dụng hợp đồng theo mẫu để giao kết hợp đồng với người tiêu dùng?
Khi nào tổ chức kinh doanh được sử dụng hợp đồng theo mẫu để giao kết hợp đồng với người tiêu dùng?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 405 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có số lượng lớn người tiêu dùng mua, sử dụng thường xuyên, liên tục, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước khi sử dụng để giao kết với người tiêu dùng.
Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ ban hành, sửa đổi Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều này.
...
Như vậy, tổ chức kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có số lượng lớn người tiêu dùng mua, sử dụng thường xuyên, liên tục, có tác động trực tiếp, lâu dài đến người tiêu dùng phải đăng ký hợp đồng theo mẫu.
Tổ chức kinh doanh chỉ được sử dụng hợp đồng theo mẫu để giao kết với người tiêu dùng khi đã đăng ký hợp đồng theo mẫu với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Khi nào tổ chức kinh doanh được sử dụng hợp đồng theo mẫu để giao kết với người tiêu dùng? (hình từ internet)
Nội dung hợp đồng theo mẫu giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh bao gồm những gì?
Nội dung hợp đồng theo mẫu giữa người tiêu dùng và tổ chức kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, cụ thể bao gồm:
- Thông tin của các bên trong hợp đồng bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại, phương thức liên hệ khác (nếu có);
- Thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp theo hợp đồng;
- Đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được bán, cung cấp, các thành phần cấu thành giá cuối cùng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nếu pháp luật có quy định phải công khai cấu thành giá của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Phương thức, thời hạn thanh toán;
- Thời gian, địa điểm, phương thức bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo đảm tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
- Trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng và trách nhiệm phát sinh do chấm dứt thực hiện hợp đồng;
- Trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;
- Phương thức giải quyết tranh chấp;
- Thời điểm giao kết hợp đồng, thời hạn của hợp đồng.
Người tiêu dùng có thể tự mình yêu cầu hủy hợp đồng theo mẫu với tổ chức kinh doanh không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
...
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tự mình hoặc theo đề nghị của người tiêu dùng hoặc tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp được người tiêu dùng ủy quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.
3. Việc xác định hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ, sửa đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã xác lập với người tiêu dùng trong giao dịch cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn cửa mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều này.
...
Theo quy định nêu trên, người tiêu dùng không được tự mình yêu cầu hủy hợp đồng theo mẫu với tổ chức kinh doanh.
Mà khi quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, người tiêu dùng có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc ủy quyền cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để yêu cầu tổ chức kinh doanh hủy bỏ hợp đồng theo mẫu.
Lưu ý: Việc xác định hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng theo mẫu đã xác lập với người tiêu dùng trong giao dịch cụ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?