Khi nào thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản? Chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu cần có điều kiện gì?
- Khi nào thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản?
- Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như thế nào?
- Chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu cần có điều kiện gì?
- Điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc là gì?
- Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ được quy định như thế nào?
Khi nào thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định trường hợp thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản như sau:
Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu như sau:
Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác thì thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu được quy định như sau:
- Trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận là thời điểm thông điệp dữ liệu nhập vào hệ thống thông tin được chỉ định; nếu người nhận không chỉ định một hệ thống thông tin để nhận thông điệp dữ liệu thì thời điểm nhận thông điệp dữ liệu là thời điểm thông điệp dữ liệu đó nhập vào bất kỳ hệ thống thông tin nào của người nhận;
- Địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở của người nhận nếu người nhận là cơ quan, tổ chức hoặc nơi cư trú thường xuyên của người nhận nếu người nhận là cá nhân. Trường hợp người nhận có nhiều trụ sở thì địa điểm nhận thông điệp dữ liệu là trụ sở có mối liên hệ mật thiết nhất với giao dịch.
Chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu cần có điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu cần có điều kiện như sau:
Lưu trữ thông điệp dữ liệu
1. Trường hợp pháp luật yêu cầu chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phải được lưu trữ thì chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin đó có thể được lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
b) Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;
c) Thông điệp dữ liệu đó được lưu trữ theo một cách thức nhất định cho phép xác định nguồn gốc khởi tạo, nơi đến, ngày giờ gửi hoặc nhận thông điệp dữ liệu.
2. Nội dung, thời hạn lưu trữ đối với thông điệp dữ liệu được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu phải đáp ứng hai điều kiện sau:
- Nội dung của thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết;
- Nội dung của thông điệp dữ liệu đó được lưu trong chính khuôn dạng mà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung dữ liệu đó;
Khi nào thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản? Chứng từ lưu trữ dưới dạng thông điệp dữ liệu cần có điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc là gì?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc như sau:
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
2. Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Như vậy theo quy định trên để thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc cần đáp ứng điều kiện sau:
- Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
- Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ như sau:
- Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
- Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?