Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật?
Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản khoản 2 Điều 7 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam như sau:
Chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam
1. Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
2. Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.
3. Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.
Như vậy, phạm nhân học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
Theo đó, phạm nhân học nghề ngoài trại giam được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Khi nào phạm nhân học nghề ngoài trại giam sẽ được đưa trở lại trại giam theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Việc lựa chọn phạm nhân đưa đi học nghề ngoài trại giam được thực hiện bằng cách thức nào?
Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2023/NĐ-CP như sau:
Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam
1. Cách thức lựa chọn phạm nhân:
Trại giam phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này để phạm nhân đối chiếu và tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam. Giám thị trại giam chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp, lựa chọn phạm nhân theo quy định.
2. Phạm nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 54/2022/QH15 được đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có nơi cư trú rõ ràng.
b) Chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.
c) Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
d) Đối với phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ít nhất 09 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ trên 3 năm đến 7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
đ) Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, chặt chẽ, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc ma túy để đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trại giam sẽ phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để phạm nhân đối chiếu và tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia học nghề ngoài trại giam.
Theo đó, giám thị trại giam chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp, lựa chọn phạm nhân theo quy định.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành danh sách các trại giam được thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 09/2023/NĐ-CP có quy định về cơ quan ban hành danh sách các trại giam được thí điểm mô hình dạy nghề cho phạm nhân như sau:
Lựa chọn trại giam thực hiện thí điểm
1. Trại giam thực hiện thí điểm phải đảm bảo các tiêu chí sau:
a) Khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức các ngành nghề lao động, hướng nghiệp, dạy nghề phục vụ công tác tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân trong phạm vi trại giam.
b) Có nhu cầu về việc làm, khả năng quản lý, bố trí cán bộ, chiến sĩ và số lượng phạm nhân để hợp tác với tổ chức trong nước để tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân.
c) Bảo đảm an ninh, an toàn khi tổ chức thực hiện thí điểm.
2. Căn cứ các tiêu chí tại khoản 1 Điều này, Bộ Công an ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm.
Như vậy, theo quy định này, Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền ban hành danh sách các trại giam được thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cước hành lý khi đi máy bay có phải là công tác phí không? Người đi công tác được thanh toán chi phí cước hành lý trong trường hợp nào?
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?