Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
- Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế thì không bị áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan có đúng không?
- Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
- Hồ sơ, trình tự thực hiện yêu cầu tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan được quy định như thế nào?
Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế thì không bị áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan có đúng không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng và trường hợp không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
Theo đó, tuy rơi vào trường hợp được quy định tại khoản 1 nhưng đối với hàng hóa xuất khẩu đối tượng miễn thuế thì không bị áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan.
Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Khi nào cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu?
Căn cứ khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về những trường hợp tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan như sau:
Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...
5. Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan nếu người nộp thuế đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,
b) Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
c) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.
Theo đó, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là khi người nộp thuế đáp ứng hết các yêu cầu:
- Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,
- Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
- Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.
Hồ sơ, trình tự thực hiện yêu cầu tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan được quy định như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ, trình tự thực hiện yêu cầu tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, như sau:
- Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
- Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.
- Tổng cục Hải quan lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
- Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản của Bộ Tài chính để tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Trường hợp kết thúc thời gian tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì bị xử phạt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?