Khi một bên nêu lên lý do nhằm rút khỏi điều ước quốc tế đó thì có cần phải thông báo ý định của mình cho các bên khác biết không?
- Khi một bên nêu lên lý do nhằm rút khỏi điều ước quốc tế đó thì có cần phải thông báo ý định của mình cho các bên khác biết không?
- Thông báo ý định rút khỏi điều ước quốc tế có bắt buộc lập thành văn bản không?
- Khi một quốc gia rút khỏi điều ước quốc tế nhiều bên thì việc miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước sẽ được áp dụng kể từ khi nào?
Khi một bên nêu lên lý do nhằm rút khỏi điều ước quốc tế đó thì có cần phải thông báo ý định của mình cho các bên khác biết không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Thủ tục cho việc tuyên vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
1. Trên cơ sở các quy định của Công ước này, bên nêu lên một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước hoặc một lý do nhằm phủ nhận giá trị hiệu lực của một điều ước, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành điều ước đó, sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác. Trong thông báo phải ghi rõ các biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng các biện pháp đó.
2. Trừ các trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu sau một thời hạn không dưới ba tháng kể từ ngày nhận được thông báo, mà không có bên nào phản đối, thì bên thông báo có thể thực hiện các biện pháp mà mình dự kiến, theo các thể thức quy định ở Điều 67.
3. Tuy nhiên, nếu có một sự phản đối của một bên nào khác thì các bên sẽ phải tìm kiếm một giải pháp ghi tại Điều 33 của Hiến chương Liên hiệp quốc.
4. Không có điểm nào trong các khoản trên ảnh hưởng đến các quyền hoặc nghĩa vụ của các bên đối với bất kỳ quy định nào đang có hiệu lực giữa họ với nhau về việc giải quyết tranh chấp.
5. Không phương hại đến quy định của Điều 45, việc một quốc gia không thông báo theo quy định của khoản 1 sẽ không cản trở quốc gia đó gửi thông báo đó để trả lời một bên khác khi bên này yêu cầu thi hành điều ước hoặc nêu lên việc vi phạm điều ước.
Theo đó, khi một bên nêu lên lý do nhằm rút khỏi điều ước quốc tế đó thì sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác.
Trong thông báo phải ghi rõ các biện pháp dự định thực hiện đối với điều ước và lý do áp dụng các biện pháp đó.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Thông báo ý định rút khỏi điều ước quốc tế có bắt buộc lập thành văn bản không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 67 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Những văn kiện nhằm tuyên bố sự vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước
1. Thông báo quy định tại khoản 1 Điều 65 sẽ phải được làm thành văn bản.
2. Mọi văn bản nhằm tuyên bố sự vô hiệu, chấm dứt, rút khỏi hoặc tạm đình chỉ việc thi hành một điều ước, chiểu theo các quy định của Điều ước hoặc khoản 2 hoặc 3 của Điều 65, sẽ phải được ghi vào một văn kiện để thông báo cho các bên khác. Nếu văn kiện thông báo do nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ ngoại giao ký, thì có thể yêu cầu đại diện của quốc gia có thông báo xuất trình thư ủy quyền.
Như vậy, thông báo ý định rút khỏi điều ước quốc tế sẽ phải được làm thành văn bản.
Khi một quốc gia rút khỏi điều ước quốc tế nhiều bên thì việc miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước sẽ được áp dụng kể từ khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 70 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Hậu quả của việc chấm dứt một điều ước
1. Trừ khi điều ước có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, việc chấm dứt một điều ước trên cơ sở các quy định của điều ước đó hoặc chiểu theo Công ước này sẽ:
a) Miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước;
b) Không xâm phạm đến bất cứ quyền, nghĩa vụ hoặc tình huống pháp lý nào của các bên được tạo ra do việc thi hành điều ước, trước khi điều ước chấm dứt.
2. Khi một quốc gia từ bỏ hoặc rút khỏi một điều ước nhiều bên, khoản 1 sẽ được áp dụng trong quan hệ giữa quốc gia ấy và mỗi bên tham gia điều ước kể từ ngày việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước có hiệu lực.
Như vậy, khi một quốc gia rút khỏi điều ước quốc tế nhiều bên thì việc miễn trừ cho các bên nghĩa vụ phải tiếp tục thi hành điều ước sẽ được áp dụng trong quan hệ giữa quốc gia ấy và mỗi bên tham gia điều ước kể từ ngày việc từ bỏ hoặc rút khỏi điều ước có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?