Khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp có cần phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục hàng không cấp hay không?
Trong hoạt động khai thác tàu bay thì doanh nghiệp có phải đảm bảo về yếu tố bảo vệ môi trường không?
Căn cứ Điều 26 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay như sau:
Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay
Tàu bay khi khai thác phải tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay.
Bên cạnh đó, tại Điều 27 Luật Hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014) quy định chi tiết về khai thác tàu bay như sau:
Quy định chi tiết về khai thác tàu bay
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về khai thác tàu bay, điều kiện, thủ tục và trình tự cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, Giấy phép sử dụng thiết bị vô tuyến điện trên tàu bay; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tàu bay và động cơ tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về khai thác tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động khai thác về tàu bay thì doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về việc bảo vệ môi trường đối với tàu bay.
Để bảo vệ môi trường trong việc khai thác tàu bay thì doanh nghiệp cần thực hiện những gì?
Để bảo vệ môi trường trong việc khai thác tàu bay thì doanh nghiệp cần thực hiện những việc được quy định tại Điều 5 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) như sau:
Bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay.
2. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, để bảo vệ môi trường trong việc khai thác tàu bay thì doanh nghiệp cần:
- Tổ chức thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay.
- Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
Trước đây, theo Điều 5 Thông tư 53/2012/TT-GTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định về việc bảo vệ môi trường đối với khai thác tàu bay như sau:
Bảo vệ môi trường trong khai thác tàu bay
Người khai thác tàu bay có trách nhiệm:
1. Áp dụng các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu lượng khí thải động cơ tàu bay vào khí quyển.
2. Áp dụng quy trình hoạt động của tàu bay tại cảng hàng không, sân bay nhằm giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay vào không khí, bao gồm: Hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong quá trình lăn, chuẩn bị cất cánh; tăng cường sử dụng xe kéo tàu bay nhằm hạn chế thời gian hoạt động của động cơ tàu bay nhưng không gây ùn tắc hoạt động tại khu bay.
3. Xây dựng quy trình nội bộ kiểm soát việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay và tổ chức thực hiện.
4. Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
5. Quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh tàu bay nhằm bảo đảm chất lượng khí trong tàu bay đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Như vậy, doanh nghiệp trong vai trò là người khai thác tàu bay cần thực thực hiện các điều sau để bảo vệ môi trường:
- Áp dụng các giải pháp công nghệ, quy trình khai thác tàu bay nhằm giảm thiểu lượng khí thải động cơ tàu bay vào khí quyển;
- Áp dụng quy trình hoạt động của tàu bay tại cảng hàng không, sân bay nhằm giảm thiểu khí thải động cơ tàu bay vào không khí;
- Xây dựng quy trình nội bộ kiểm soát việc thu gom, phân loại chất thải từ tàu bay và tổ chức thực hiện.
- Sử dụng hóa chất diệt côn trùng và vệ sinh trong tàu bay tuân thủ quy định tại Danh mục hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế được phép đăng ký để sử dụng, được phép đăng ký nhưng hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành.
- Đảm bảo quy định quy trình sử dụng từng loại hóa chất để diệt côn trùng, vệ sinh tàu bay nhằm bảo đảm chất lượng khí trong tàu bay đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
Khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp có cần phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn hay không?
Khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp có cần phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục hàng không cấp hay không? (Hình từ Internet)
Khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp có cần phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn hay không, thì Điều 3 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) như sau:
Tiếng ồn tàu bay
Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Tiếng ồn tàu bay quy định tại Phần 21 Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng trong lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Như vậy, khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp không cần phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn như trước đây.
Trước đây, căn cứ Điều 3 Thông tư 53/2012/TT-GTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/03/2023) như sau: quy định về tiếng ồn tàu bay như sau:
Tiếng ồn tàu bay
1. Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải tuân thủ các yêu cầu về tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế.
2. Tàu bay khai thác tại Việt Nam phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục Hàng không Việt Nam cấp, thừa nhận theo quy định của Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.
Như vậy, khi khai thác tàu bay thì doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận tiếng ồn do Cục Hàng không Việt Nam cấp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các yêu cầu về tiếng ồn tàu bay do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) quy định tại Phần 2 (Part 2), Quyển 1 (Volume 1), Phụ ước 16 (Annex 16) của Công ước Chi-ca-gô về hàng không dân dụng quốc tế để bảo vệ môi trường về tiếng ồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là một trong các hình thức kinh doanh viễn thông? Có được miễn giấy phép viễn thông khi kinh doanh hàng hóa viễn thông?
- Xét xử sơ thẩm là gì? Khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Viện kiểm sát có quyền kết luận tội khác nhẹ hơn?