Khi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, người bán có phải gửi hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng không?
- Khi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, người bán có phải gửi hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng không?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
Khi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, người bán có phải gửi hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng không?
Định nghĩa bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên được quy định tại điểm c khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:
Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên là hoạt động giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm bán lẻ sản phẩm, hàng hóa cố định, giới thiệu, cung cấp dịch vụ thường xuyên.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tại địa điểm giao dịch thường xuyên với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
...
b) Niêm yết công khai thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh và sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm tổ chức bán hàng;
c) Duy trì thông tin liên hệ, giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng trong và sau khi kết thúc bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
d) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh;
đ) Nhận lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán, cung cấp với điều kiện còn nguyên bao bì, nhãn hàng hóa, tem (nếu có), còn thời hạn sử dụng;
e) Giao hóa đơn, chứng từ mua bán, giao nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
...
Như vậy, theo quy định trên chỉ khi bán sản phẩm, hàng hóa không tại địa điểm giao dịch thường xuyên với tổng giá trị hơn 10 triệu đồng thì người bán phải gửi hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng.
Khi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, người bán có phải gửi hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng không? (hình từ internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp xã như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
...
c) Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
d) Tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên và kiểm tra, theo dõi hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên trên địa bàn theo quy định của Luật này;
đ) Xử lý vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật;
e) Tuyên truyền, khuyến khích để cá nhân hoạt động thương mại trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông báo của tổ chức hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên.
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định tại Điều 27 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
1. Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng nội dung đã thông báo.
2. Lưu giữ hồ sơ thông báo trong thời hạn tối thiểu 02 năm kể từ thời điểm thực hiện hoạt động bán hàng.
3. Công khai đầy đủ nội dung thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng hình thức phù hợp để người tiêu dùng tại địa bàn được biết. Việc công khai được thực hiện trước và trong thời gian thực hiện hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
Như vậy, trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo đúng nội dung đã thông báo.
- Lưu giữ hồ sơ thông báo trong thời hạn tối thiểu 02 năm kể từ thời điểm thực hiện hoạt động bán hàng.
- Công khai đầy đủ nội dung thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng hình thức phù hợp để người tiêu dùng tại địa bàn được biết. Việc công khai được thực hiện trước và trong thời gian thực hiện hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?