Khi giải thích một Điều ước quốc tế cùng với nội dung văn bản thì sẽ phải tính đến những vấn đề nào?
- Khi giải thích một Điều ước quốc tế cùng với nội dung văn bản thì sẽ phải tính đến những vấn đề nào?
- Một Điều ước quốc tế có thể tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một quốc gia thứ ba trong trường hợp nào?
- Mọi đề nghị nhằm bổ sung một Điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì có cần phải thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết không?
Khi giải thích một Điều ước quốc tế cùng với nội dung văn bản thì sẽ phải tính đến những vấn đề nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 31 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Quy tắc chung về việc giải thích
1. Một điều ước cần được giải thích với thiện chí phù hợp với nghĩa thông thường được nêu đối với những thuật ngữ của điều ước trong nguyên bản của chúng và chú trọng đến đối tượng và mục đích của điều ước.
2. Phần nội dung để giải thích một điều ước, ngoài chính nội dung văn bản, gồm lời nói đầu và các phụ lục, sẽ bao gồm:
a) Mọi thỏa thuận liên quan đến điều ước đã được tất cả các bên tham gia tán thành trong dịp ký kết điều ước;
b) Mọi văn kiện do một hoặc nhiều bên đưa ra trong dịp ký kết điều ước và được các bên khác chấp thuận là một văn kiện có liên quan đến điều ước.
3. Cùng với nội dung văn bản, sẽ phải tính đến:
a) Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của điều ước;
b) Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
c) Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
4. Một thuật ngữ sẽ được hiểu với nghĩa riêng biệt nếu có sự xác định rằng đó là ý định của các bên.
Theo đó, khi giải thích một Điều ước quốc tế cùng với nội dung văn bản thì sẽ phải tính đến những vấn đề sau đây:
- Mọi thỏa thuận sau này giữa các bên về việc giải thích điều ước hoặc về việc thi hành các quy định của điều ước;
- Mọi thực tiễn sau này trong khi thực hiện điều ước được các bên thỏa thuận liên quan đến việc giải thích điều ước;
- Mọi quy tắc thích hợp của pháp luật quốc tế áp dụng trong các quan hệ giữa các bên.
Điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Một Điều ước quốc tế có thể tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một quốc gia thứ ba trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 34 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Quy tắc chung đối với các quốc gia thứ ba
Một điều ước không tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn nào cho một quốc gia thứ ba, nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó.
Như vậy, một Điều ước quốc tế có thể tạo ra nghĩa vụ hay quyền hạn cho một quốc gia thứ ba trong trường hợp có sự đồng ý của quốc gia đó.
Mọi đề nghị nhằm bổ sung một Điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên thì có cần phải thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 quy định như sau:
Bổ sung các điều ước nhiều bên
1. Trừ khi điều ước có quy định khác, việc bổ sung điều ước nhiều bên sẽ được những điều khoản sau điều chỉnh:
2. Mọi đề nghị nhằm bổ sung một điều ước nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
a) Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
b) Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
3. Bất cứ quốc gia nào có tư cách để trở thành một bên của điều ước cũng đều có tư cách để trở thành một bên của điều ước đã được bổ sung.
4. Hiệp định bổ sung không ràng buộc các quốc gia đã là một bên của điều ước nhưng không là một bên trong những bên của hiệp định bổ sung này; điểm b khoản 4 Điều 30 sẽ áp dụng cho những quốc gia đó.
5. Bất cứ quốc gia nào trở thành một bên của điều ước sau khi hiệp định bổ sung đã có hiệu lực, nếu không bày tỏ một ý định nào khác, đều được xem là:
a) Một bên của điều ước đã được bổ sung; và
b) Một bên của điều ước không được bổ sung đối với tất cả các bên của điều ước không bị hiệp định bổ sung ràng buộc.
Như vây, mọi đề nghị nhằm bổ sung một Điều ước quốc tế nhiều bên trong quan hệ giữa tất cả các bên cần phải được thông báo cho tất cả các quốc gia ký kết, mỗi quốc gia ký kết đều có quyền tham dự vào:
- Quyết định về những thể thức cần phải được thông qua trong quan hệ với đề nghị đó;
- Đàm phán và ký kết bất cứ hiệp định nào với mục đích bổ sung điều ước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?