Khi đóng góp tài sản vào Quỹ bù trừ thì thành viên bù trừ có được đóng góp bằng ngoại tệ không? Quỹ bù trừ được thành lập nhằm mục đích gì?
Quỹ bù trừ được thành lập nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định về mục đích hoạt động của Quỹ bù trừ như sau:
Mục đích hoạt động của Quỹ bù trừ
Quỹ bù trừ được hình thành từ các khoản đóng góp của thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Như vậy, Quỹ bù trừ được thành lập với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Khoản đóng góp bổ sung định kỳ cho Quỹ bù trừ được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 thì khoản đóng góp bổ sung định kỳ được xác định hàng tháng trên cơ sở đánh giá lại quy mô Quỹ bù trừ theo nguyên tắc sau:
- Quy mô Quỹ bù trừ được đánh giá trên cơ sở dữ liệu giá giao dịch của các hợp đồng tương lai trong tối thiểu 252 ngày giao dịch. Việc xác định quy mô Quỹ bù trừ căn cứ vào dữ liệu giao dịch trên thị trường phái sinh, mức độ rủi ro thị trường và phương pháp kiểm tra khả năng chịu rủi ro (Stress test).
- Trung tâm Lưu ký chứng khoán yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp bổ sung Quỹ bù trừ khi tổng giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ tại thời điểm đánh giá nhỏ hơn quy mô Quỹ bù trừ xác định theo quy định tại điểm a khoản này và không đủ để đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp có 02 thành viên bù trừ có tổng mức lỗ vị thế lớn nhất tại 01 ngày thanh toán bất kỳ trong giai đoạn tính toán đồng thời mất khả năng thanh toán. Mức đóng góp cụ thể của từng thành viên bù trừ xác định theo quy định pháp luật.
- Giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ tại thời điểm đánh giá được xác định trên cơ sở tỷ lệ chiết khấu chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ và giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ được định giá theo quy định về định giá giá trị tài sản ký quỹ quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Khi đóng góp tài sản vào Quỹ bù trừ thì thành viên bù trừ có được đóng góp bằng ngoại tệ không?
Khi đóng góp tài sản vào Quỹ bù trừ thì thành viên bù trừ có được đóng góp bằng ngoại tệ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ bù trừ cho thị trường chứng khoán phái sinh tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-VSD năm 2022 quy định về việc đóng góp tài sản vào Quỹ bù trừ như sau:
Tài sản đóng góp Quỹ bù trừ
1. Thành viên bù trừ có trách nhiệm đóng góp vào Quỹ bù trừ bằng tiền (VND) hoặc tiền và chứng khoán. Tỷ lệ đóng góp bằng tiền phải đảm bảo tối thiểu là 80% trên tổng giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ. VSD quy định tỷ lệ đóng góp bằng tiền cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và công bố trên trang thông tin điện tử của VSD ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng.
2. Chứng khoán đóng góp vào Quỹ bù trừ là trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ theo quy định tại Quy chế bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh tại VSD và được công bố trên trang thông tin điện tử của VSD.
3. Tài sản đóng góp vào Quỹ bù trừ là tài sản thuộc sở hữu của thành viên bù trừ và được VSD theo dõi và quản lý theo từng thành viên bù trừ. Chậm nhất vào ngày làm việc thứ hai của tháng tiếp theo, VSD gửi văn bản thông báo theo hình thức email và gửi qua đường bưu điện cho từng thành viên bù trừ các thông tin liên quan đến tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ đó bao gồm lãi tiền gửi, tiền lãi sử dụng được phân bổ, nghĩa vụ đóng góp, giá trị tài sản hiện có tại Quỹ và số thiếu cần nộp bổ sung hoặc số thừa có thể rút. Trường hợp phát hiện sai lệch, thành viên bù trừ có trách nhiệm thông báo cho VSD vào ngày làm việc tiếp theo. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo hoặc email của VSD (tùy theo thông báo nào đến trước), thành viên bù trừ có trách nhiệm hoàn tất việc đóng góp bổ sung (nếu có). Thành viên bù trừ chậm nộp khoản đóng góp Quỹ bù trừ sẽ bị xử lý theo quy định tại Quy chế thành viên bù trừ chứng khoán phái sinh tại VSD.
4. VSD mở tài khoản quản lý tiền, chứng khoán của thành viên bù trừ đóng góp vào Quỹ bù trừ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Thông tư số 58/2021/TT-BTC.
5. Các quyền phát sinh liên quan tới chứng khoán đóng góp Quỹ bù trừ của thành viên bù trừ sẽ được VSD tổng hợp chung vào danh sách người sở hữu chứng khoán lưu ký thực hiện quyền được lập tại ngày đăng ký cuối cùng theo quy định tại Quy chế thực hiện quyền cho người sở hữu chứng khoán tại VSD.
Theo quy định trên thì thành viên bù trừ chỉ được đóng góp tài sản vào Quỹ bù trừ chứng khoán bằng bằng tiền (VND) hoặc tiền và chứng khoán.
Tỷ lệ đóng góp bằng tiền phải đảm bảo tối thiểu là 80% trên tổng giá trị tài sản đóng góp Quỹ bù trừ.
Trung tâm Lưu ký chứng khoán quy định tỷ lệ đóng góp bằng tiền cụ thể sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận và công bố trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Lưu ký chứng khoán ít nhất 02 ngày làm việc trước khi áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?