Đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không?

Cho tôi hỏi pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng như thế nào? Khi có sự cố hoặc tai nạn tàu bay dân dụng quy trình thông báo thông tin và bảo vệ chứng cứ được quy định như thế nào? Bên cạnh đó, đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ, quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không? Xin hãy giải đáp thắc mắc giúp tôi! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay dân dụng như thế nào?

Căn cứ tại Điều 106 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:

- Khi xảy ra sự cố tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý thì tuỳ theo tính chất của vụ việc, Bộ Giao thông vận tải thực hiện trách nhiệm báo cáo theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Khi xảy ra tai nạn tàu bay trong lãnh thổ Việt Nam hoặc vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý, Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm báo cáo cho Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và thông báo cho quốc gia đăng ký tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay, quốc gia sản xuất tàu bay, quốc gia thiết kế tàu bay và các quốc gia có liên quan khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như sau:

+ Bộ Giao thông vận tải tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 104 của Luật này; phối hợp với cơ quan quản lý tàu bay công vụ điều tra tai nạn liên quan đến tàu bay công vụ;

+ Ủy ban điều tra tai nạn tàu bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập tổ chức điều tra tai nạn tàu bay quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 104 của Luật này.

- Khi xảy ra tai nạn tàu bay, cơ quan điều tra tai nạn có các trách nhiệm sau đây:

+ Điều tra nhằm làm rõ sự kiện, điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân và mức độ thiệt hại của vụ tai nạn;

+ Áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể xảy ra;

+ Công bố kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn tàu bay;

+ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương trong việc điều tra tai nạn tàu bay và hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tàu bay trong tương lai.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định việc chấp nhận đại diện của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay, quốc gia của người khai thác tàu bay tham gia quá trình điều tra tai nạn tàu bay nước ngoài bị tai nạn trong lãnh thổ Việt Nam với tư cách là quan sát viên.

Khi có sự cố hoặc tai nạn tàu bay dân dụng quy trình thông báo thông tin và bảo vệ chứng cứ được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 108 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về trách nhiệm thông báo và bảo vệ chứng cứ như sau:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời tin tức về sự cố, tai nạn tàu bay cho chính quyền địa phương, cơ sở cung cấp dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn hoặc cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không nơi gần nhất và giúp đỡ tìm kiếm, cứu nạn người, tài sản và bảo vệ tàu bay bị lâm nạn.

- Ủy ban nhân dân địa phương được báo tin về sự cố, tai nạn tàu bay có trách nhiệm thông báo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm bảo vệ tàu bay bị sự cố, tai nạn, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn để phục vụ công tác điều tra và giao nộp chứng cứ cho cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất.

- Người nào cố ý che giấu, không thông báo về sự cố, tai nạn tàu bay, làm sai lệch thông tin, làm hư hỏng hoặc phá huỷ các thiết bị kiểm tra và các bằng chứng khác liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với tàu bay công vụ.

Đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không?

Tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người

Căn cứ tại Điều 107 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay như sau:

Điều 107. Quyền của cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay
1. Khi tiến hành điều tra, cơ quan điều tra sự cố, tai nạn tàu bay có các quyền sau đây:
a) Lên tàu bay để làm rõ các tình tiết của sự cố, tai nạn;
b) Kiểm tra, khám nghiệm tàu bay, trang bị, thiết bị, tài sản trong tàu bay bị sự cố, tai nạn và tàu bay, tài sản có liên quan;
c) Ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có đủ khả năng tiến hành nghiên cứu và thực hiện các công việc liên quan đến việc điều tra sự cố, tai nạn tàu bay;
d) Trưng dụng người có đủ năng lực và trình độ để xác minh các vấn đề có liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay;
đ) Nghiên cứu các vấn đề về tàu bay bị sự cố, tai nạn; công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không; việc bảo đảm và thực hiện chuyến bay; tâm lý và thể trạng của thành viên tổ bay và nhân viên hàng không có liên quan;
e) Yêu cầu cung cấp, nhận và nghiên cứu thông tin, tài liệu từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sự cố, tai nạn tàu bay.
2. Trong trường hợp tai nạn gây chết người thì cơ quan điều tra tai nạn tàu bay có quyền quyết định việc giữ tử thi để phục vụ cho việc điều tra.

Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều này thì đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người để phục vụ cho mục đích điều tra thì cơ quan điều tra có quyền quyết định việc giữ tử thi lại.

Tai nạn tàu bay
Điều tra tai nạn tàu bay
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về trách nhiệm bảo vệ chứng cứ trong sự cố và tai nạn tàu bay là như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan nào có trách nhiệm điều tra sự cố, tai nạn tàu bay? Thẩm quyền tổ chức điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người nào có thể điều tra khi trực thăng gặp tai nạn? Người điều tra trực thăng gặp tai nạn thì có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Pháp luật
Tàu bay dân dụng quốc tế mà gặp tai nạn nghiêm trọng thì quốc gia nào có trách nhiệm điều tra tai nạn?
Pháp luật
Khi xảy ra sự cố, tai nạn tàu bay cơ quan điều tra được phép công bố thông tin gì và không được phép công bố thông tin gì?
Pháp luật
Chuyên viên cao cấp về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng khung năng lực như thế nào?
Pháp luật
Chuyên viên chính về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Để trở thành chuyên viên về điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Đối với trường hợp xảy ra tai nạn tàu bay dân dụng làm chết người cơ quan điều tra có được phép giữ thi thể nạn nhân lại không?
Pháp luật
Trong trường hợp máy bay bị sự cố, tai nạn việc bảo vệ hiện trường được thực hiện như thế nào? Cơ quan nào điều tra sự cố, tai nạn tàu bay?
Pháp luật
Để trở thành người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay phải đáp ứng điều kiện gì? Nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người điều tra sự cố, tai nạn tàu bay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn tàu bay
979 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn tàu bay Điều tra tai nạn tàu bay

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn tàu bay Xem toàn bộ văn bản về Điều tra tai nạn tàu bay

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào