Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm nước không chính xác, khách hàng sử dụng nước cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?
- Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm nước không chính xác, khách hàng sử dụng nước cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?
- Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm nước do khách hàng sử dụng nước nghi ngờ không chính xác được pháp luật quy định như thế nào?
- Thiết bị đo đếm nước do cơ quan nào có quyền kiểm chuẩn và niêm phong?
Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm nước không chính xác, khách hàng sử dụng nước cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi?
Theo khoản 3 Điều 50 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về việc kiểm định thiết bị đo đếm nước như sau:
Kiểm định thiết bị đo đếm nước
1. Chỉ những tổ chức có thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường mới được phép kiểm định thiết bị đo đếm nước.
2. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định thiết bị đo đếm nước theo đúng yêu cầu và thời hạn do cơ quan quản lý nhà nước về đo lường quy định.
3. Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm nước không chính xác, khách hàng sử dụng nước có quyền yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng sử dụng nước, đơn vị cấp nước phải kiểm tra và hoàn thành việc sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm nước. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của đơn vị cấp nước, khách hàng sử dụng nước có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của khách hàng sử dụng nước, cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
...
Như vậy, khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm nước không chính xác, khách hàng sử dụng nước có quyền yêu cầu đơn vị cấp nước kiểm tra.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu của khách hàng sử dụng nước, đơn vị cấp nước phải kiểm tra và hoàn thành việc sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm nước.
Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của đơn vị cấp nước, khách hàng sử dụng nước có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của khách hàng sử dụng nước, cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm nước do khách hàng sử dụng nước nghi ngờ không chính xác được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 50 Nghị định 117/2007/NĐ-CP về việc kiểm định thiết bị đo đếm nước như sau:
Kiểm định thiết bị đo đếm nước
...
4. Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm nước theo quy định tại khoản 3 của Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm nước hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì khách hàng sử dụng nước phải trả phí kiểm định;
b) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm nước hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì đơn vị cấp nước phải trả phí kiểm định.
...
Theo đó, chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm nước do khách hàng sử dụng nước nghi ngờ không chính xác được pháp luật quy định như sau:
- Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm nước hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì khách hàng sử dụng nước phải trả phí kiểm định;
- Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm nước hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì đơn vị cấp nước phải trả phí kiểm định.
Thiết bị đo đếm nước (Hình từ Internet)
Thiết bị đo đếm nước do cơ quan nào có quyền kiểm chuẩn và niêm phong?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 117/2007/NĐ-CP có quy định như sau:
Đo đếm nước
1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm và thiết bị phụ trợ khác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Thiết bị đo đếm nước phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam và được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm chuẩn và niêm phong.
3. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm tổ chức ghi đúng chỉ số đồng hồ nước theo định kỳ và thông báo cho khách hàng sử dụng nước, khách hàng sử dụng nước có quyền kiểm tra, giám sát việc ghi chỉ số đồng hồ của đơn vị cấp nước.
4. Khách hàng sử dụng nước có trách nhiệm bảo vệ đồng hồ nước lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và thông báo kịp thời cho đơn vị cấp nước khi phát hiện đồng hồ nước bị mất hoặc bị hỏng. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm bảo vệ đồng hồ nước lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của khách hàng sử dụng nước.
Như vậy, thiết bị đo đếm nước phải phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam và được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường kiểm chuẩn và niêm phong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản nghị án sơ thẩm vụ án hình sự?
- Giết người là gì? Giết 11 người đi tù mấy năm? Bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người?
- Hợp đồng bảo đảm bị đơn phương chấm dứt thực hiện có làm chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm hay không?
- Hàng hóa không đến cửa khẩu nhập sẽ phải hủy tờ khai hải quan? Người khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có những quyền gì?
- Ngày 2 tháng 1 là ngày gì? Ngày 2 tháng 1 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 2 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?