Khi có lệnh tổng động viên thì hạ sĩ quan có được xuất ngũ không? Hồ sơ xuất ngũ đúng thời hạn đối với hạ sĩ quan bao gồm những gì?
Khi có lệnh tổng động viên thì hạ sĩ quan có được xuất ngũ không?
Khi có lệnh tổng động viên thì hạ sĩ quan có được xuất ngũ không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 47 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lệnh động viên như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện lệnh động viên
1. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lệnh đình chỉ việc xuất ngũ, nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang nghỉ phép phải trở về đơn vị.
2. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
3. Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.
Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lệnh đình chỉ việc xuất ngũ, nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang nghỉ phép phải trở về đơn vị.
Như vậy, khi có lệnh tổng động viện thì hạ sĩ quan sẽ bị đình chỉ việc xuất ngũ.
Bên cạnh đó, Điều 48 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Xuất ngũ khi có lệnh bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
2. Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết cụ thể việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Như vậy, khi có lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ.
Thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết cụ thể việc xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ được thực hiện theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
Hồ sơ xuất ngũ đúng thời hạn đối với hạ sĩ quan bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 279/2017/TT-BQP quy định về hồ sơ xuất ngũ như sau:
Hồ sơ xuất ngũ
1. Trường hợp xuất ngũ đúng thời hạn và xuất ngũ sau thời hạn, hồ sơ gồm:
a) Lý lịch nghĩa vụ quân sự.
b) Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
c) Phiếu quân nhân.
d) Nhận xét quá trình công tác.
đ) Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề).
e) Giấy tờ khác liên quan (nếu có).
Như vậy, hồ sơ xuất ngũ đúng thời hạn đối với hạ sĩ quan bao gồm:
+ Lý lịch nghĩa vụ quân sự.
+ Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
+ Phiếu quân nhân.
+ Nhận xét quá trình công tác.
+ Quyết định xuất ngũ: 05 bản (đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; cơ quan tài chính đơn vị giải quyết xuất ngũ 01 bản; Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về 01 bản; hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ 02 bản, trong đó 01 bản dùng để nộp cho cơ sở dạy nghề nơi hạ sĩ quan, binh sĩ đến học nghề).
+ Giấy tờ khác liên quan (nếu có).
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ đối với hạ sĩ quan được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 44 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP) về thẩm quyền giải quyết xuất ngũ đối với hạ sĩ quan như sau:
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
2. Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
3. Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
4. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết xuất ngũ đối với hạ sĩ quan được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
+ Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
+ Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
+ Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản đồ điều tra thực địa có nội dung gì? Tỷ lệ bản đồ điều tra thực địa là bao nhiêu theo quy định?
- Quan trắc ô nhiễm đất là gì? Đối tượng quan trắc ô nhiễm đất là loại đất nào theo quy định pháp luật?
- Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính nào? Trường hợp nào phải thực hiện đo đạc lập lại bản đồ địa chính?
- Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thì cá nhân có quyền được hỗ trợ không?
- Phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là những gì? Điều kiện phần diện tích sàn xây dựng đưa vào kinh doanh là gì?