Khi bắt gặp biển phụ S.503 (d,e,f) được đặt ngay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa gì?
- Khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì biển phụ phải có kích thước, hình dạng và màu sắc như thế nào?
- Khi bắt gặp biển phụ S.503 (d,e,f) được đặt ngay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa gì?
- Khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) nay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì phải cần chú ý vấn đề gì?
Khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì biển phụ phải có kích thước, hình dạng và màu sắc như thế nào?
Tại Điều 45 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:
Biển phụ
...
45.3. Kích thước, hình dạng và màu sắc biển phụ:
45.3.1. Biển phụ có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông.
45.3.2. Các biển có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam, chữ viết màu trắng. Biển số S.507 và S.508 (a,b) có đặc điểm riêng chỉ dẫn ở Phụ lục F của Quy chuẩn này;
45.3.3. Kích thước chi tiết của hình vẽ và màu sắc của các biển quy định ở Điều 16, Điều 17 và Phụ lục K của Quy chuẩn này.
45.4. Vị trí đặt biển phụ:
Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính trừ biển số S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi hoặc đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.
Theo đó, khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì biển phụ về cơ bản phải có:
- Hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông.
- Có nền là màu trắng, hình vẽ và chữ viết màu đen hoặc có nền là màu xanh lam.
Khi bắt gặp biển phụ S.503 (d,e,f) được đặt ngay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa gì? (Hình từ Internet)
Khi bắt gặp biển phụ S.503 (d,e,f) được đặt ngay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa gì?
Tại Điều 45 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:
Biển phụ
45.1. Tác dụng của biển phụ:
Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.
Tại Mục F.3 Phụ lục F QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:
Biển số S.503 (a,b,c,d,e,f) "Hướng tác dụng của biển"
a) Các biển số S.503 (a,b,c) đặt bên dưới các biển báo cấm, biển hiệu lệnh để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng vuông góc với chiều đi.
b) Biển số S.503b để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trái và phải).
c) Các biển số S.503 (d,e,f) đặt bên dưới biển số P.124 (a,b,c,d,e,f), biển số P.130 "Cấm dừng xe và đỗ xe", biển số P.131 (a,b,c) "Cấm đỗ xe" để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
d) Biển số S.503e để chỉ đồng thời hai hướng tác dụng (trước và sau) nơi đặt biển báo nhắc lại lệnh cấm dừng và cấm đỗ xe.
Theo đó, khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì có ý nghĩa là để chỉ hướng tác dụng của biển là hướng song song với chiều đi.
Khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) nay phía dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì phải cần chú ý vấn đề gì?
Tại Điều 22 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:
Độ cao đặt biển và ghép biển
22.1. Biển báo được đặt chắc chắn cố định trên cột như quy định ở Điều 24 của Quy chuẩn này. Trong một số trường hợp có thể cho phép kết hợp đặt biển trên cột điện, cây cối hoặc những vật kiến trúc nhưng phải dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
22.2. Trường hợp biển báo đặt trên cột: độ cao đặt biển tính từ mép dưới của biển đến mặt đường là 1,8 m đối với đường ngoài khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong khu đông dân cư, theo phương thẳng đứng. Biển số 507 “Hướng rẽ” đặt cao từ 1,2 m đến 1,5 m. Loại biển áp dụng riêng cho xe thô sơ và người đi bộ đặt cao hơn mặt, lề đường hoặc hè đường là 1,8 m. Trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp nhưng không nhỏ hơn 1,2 m, không quá 5,0 m, do Cơ quan quản lý đường bộ quyết định.
22.3. Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn (xem minh họa trên Hình 3).
Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7 m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
22.4. Trường hợp khó bố trí như quy định tại khoản 22.3 Điều này và số lượng nhiều cho phép dùng 1 biển ghép hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng, trên đó có vẽ các hình biển (các biển đơn) cần có theo thứ tự đã nêu. Khoảng cách giữa các mép gần nhất của các biển đơn và từ mép biển đơn đến mép biển ghép là 10 cm
22.5. Trường hợp cần kết hợp một hoặc nhiều biển thuộc các nhóm biển: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển hiệu lệnh với biển phụ thì có thể cho phép bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển báo chính trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Khi lắp đặt biển phụ S.503 (d,e,f) dưới biển cấm đỗ xe (P.131) thì phải cần chú ý:
- Dễ quan sát và đảm bảo thẩm mỹ.
- Nếu có nhiều biển cần đặt cùng một vị trí, cho phép đặt kết hợp trên cùng một cột nhưng không quá 3 biển và theo thứ tự ưu tiên như sau: biển báo cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo, biển chỉ dẫn.
- Khoảng cách giữa các mép biển với nhau là 5 cm, độ cao từ mép thấp nhất của các biển trong nhóm biển đến mặt đường là 1,7 m đối với đường ngoài phạm vi khu đông dân cư và 2,0 m đối với đường trong phạm vi khu đông dân cư.
- Bố trí hình hoặc biểu tượng biển phụ vào với hình biển cấm đỗ xe trên cùng một mặt biển của một biển ghép có hình vuông hoặc hình chữ nhật có kích thước đủ rộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, tỷ lệ điều tra, đánh giá tài nguyên và thăm dò khoáng sản đất hiếm từ ngày 06/1/2025 như thế nào?
- Thời hạn lưu trữ đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán là ít nhất mấy năm?
- Biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân phải có chữ ký của ai? Kỳ họp Hội đồng nhân dân có diễn ra công khai không?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- 07 nguyên tắc làm việc của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Cơ cấu tổ chức như thế nào?