Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải đảm bảo những yếu tố nào theo quy định của pháp luật?
Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải đảm bảo những yếu tố nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 giải thích về nguồn lực tài chính từ tài sản công như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Nguồn lực tài chính từ tài sản công là tổng hợp các khả năng có thể khai thác được từ tài sản công thông qua các hình thức theo quy định của pháp luật nhằm tạo lập nguồn tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
...
Đồng thời tại Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công
...
4. Tài sản công phục vụ công tác quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, công năng, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật.
5. Việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
6. Việc quản lý, sử dụng tài sản công phải được thực hiện công khai, minh bạch, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng.
7. Việc quản lý, sử dụng tài sản công được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo quy định này thì việc khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công phải đảm bảo những yếu tố nào theo quy định của pháp luật? (hình từ Internet)
Có những hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công nào theo quy định?
Tại Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về các hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công như sau:
Hình thức khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công
1. Giao quyền sử dụng tài sản công.
2. Cấp quyền khai thác tài sản công.
3. Cho thuê tài sản công.
4. Chuyển nhượng, cho thuê quyền khai thác, quyền sử dụng tài sản công.
5. Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, liên doanh, liên kết.
6. Sử dụng tài sản công để thanh toán các nghĩa vụ của Nhà nước.
7. Bán, thanh lý tài sản công.
8. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công ngoài khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công còn có những nội dung gì?
Tại Điều 12 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về tài sản công
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Quản lý việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
3. Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công.
4. Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
5. Kiểm kê, báo cáo tài sản công.
6. Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
7. Hợp tác quốc tế về tài sản công.
8. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
9. Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
10. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
11. Quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản công.
12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về tài sản công ngoài khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công còn có những nội dung sau:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Quản lý việc giao tài sản công; đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng tài sản công; xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
- Quản lý việc sử dụng, bảo vệ, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công.
- Quản lý việc thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và các hình thức xử lý khác đối với tài sản công.
- Kiểm kê, báo cáo tài sản công.
- Xây dựng, vận hành Hệ thống thông tin về tài sản công và Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
- Hợp tác quốc tế về tài sản công.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
- Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng tài sản công.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về tài sản công.
- Nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?