Khai báo hóa chất nhập khẩu được thực hiện qua đâu? Nhập khẩu xăng dầu có cần khai báo hóa chất không?
Khai báo hóa chất nhập khẩu được thực hiện qua đâu?
Theo khoản 1 Điều 27 Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Tạo tài khoản truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia
- Tổ chức, cá nhân tạo tài khoản đăng nhập theo mẫu quy định trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, bao gồm các thông tin, tệp tin đính kèm;
- Trường hợp cần làm rõ hoặc xác nhận thông tin, cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp các văn bản, chứng từ quy định tại điểm a khoản này dạng bản in.
Và thông tin khai báo hóa chất nhập khẩu gồm:
- Các thông tin khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Nghị định này trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bao gồm các thông tin tổ chức, cá nhân khai báo, các thông tin hóa chất nhập khẩu;
- Hóa đơn mua, bán hóa chất;
- Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
- Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
Khai báo hóa chất (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm gì?
Tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm được quy định tại khoản 6 Điều 27 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 14 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP như sau:
Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin khai báo theo biểu mẫu có sẵn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia và các văn bản, chứng từ, dữ liệu điện tử trong bộ hồ sơ khai báo hóa chất qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Trường hợp thông tin khai báo không chính xác, hồ sơ khai báo hóa chất điện tử là cơ sở để tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiến hành xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm lưu trữ bộ hồ sơ khai báo hóa chất để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu 05 năm.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan kiểm tra tổ chức, cá nhân hoạt động khai báo hóa chất.
Dữ liệu nhập khẩu hóa chất của tổ chức, cá nhân được Bộ Công Thương chia sẻ với các cơ quan quản lý ngành ở địa phương thông qua Cơ sở dữ liệu về hóa chất.
Nhập khẩu xăng dầu có cần khai báo hóa chất không?
Nhập khẩu xăng dầu có cần khai báo hóa chất không, thì căn cứ theo khoản 9, 11 Điều 1 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất về:
1. Yêu cầu chung để đảm bảo an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất.
2. Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
3. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
4. Hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
5. Hóa chất cấm, hóa chất độc.
6. Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.
7. Khoảng cách an toàn đối với cơ sở hoạt động hóa chất nguy hiểm.
8. Phân loại hóa chất, phiếu an toàn hóa chất.
9. Khai báo hóa chất, thông tin về hóa chất.
10. Huấn luyện an toàn hóa chất.
11. Các sản phẩm sau không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh của Nghị định này:
a) Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng; thực phẩm; mỹ phẩm;
b) Thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm;
c) Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in;
d) Keo dán sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng;
đ) Xăng, dầu theo quy định pháp luật về xăng, dầu; condensate, naphta sử dụng trong chế biến xăng dầu..
Xăng, dầu theo quy định pháp luật về xăng, dầu không thuộc đối tượng hóa chất được điều chỉnh bởi Nghị định 113/2017/NĐ-CP nên không phải khai báo theo quy định của nghị định này.
Nếu hàng hóa chị nhập khẩu là xăng, dầu theo quy định pháp luật về xăng, dầu không thuộc đối tượng hóa chất phải khai báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?