Khách không đội mũ bảo hiểm, tài xế xe ôm có bị phạt không? Khách ngồi sau xe ôm không được làm gì?
Khách không đội mũ bảo hiểm, tài xế xe ôm có bị phạt không? Khách ngồi sau xe ôm không được làm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về hành vi người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy như sau:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
...
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Như vậy, bắt buộc khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy người điều khiển, người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Do đó, nếu tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách thì cả người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe tương tự đều có thể bị xử phạt.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
(1) Mang, vác vật cồng kềnh;
(2) Sử dụng ô;
(3) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
(4) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
(5) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Khách không đội mũ bảo hiểm, tài xế xe ôm có bị phạt không? Khách ngồi sau xe ôm không được làm gì? (Hình ảnh Internet)
Tài xế xe ôm chở khách không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ điểm n, điểm o khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”;
Như vậy, tài xế xe ôm chở khách không đội mũ bảo hiểm bị phạt 400.00 đồng đến 600.000 đồng.
Lỗi không đội mũ bảo hiểm có được nộp phạt tại chỗ không?
Căn cứ Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Do đó, với lỗi không đội mũ bảo hiểm đối với cá nhân bị phạt tiền 400.00 đồng đến 600.000 đồng đã vượt quá mức 250.000 đồng nên sẽ không được nộp phạt tại chỗ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?